Trang chủ Sức khỏe 8 bệnh sau chớ ăn cua đồng

8 bệnh sau chớ ăn cua đồng

Cua đồng là thứ nguyên liệu dân dã, nhưng lại được biến tấu nên nhiều món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng và lại rất bổ dưỡng.

Cua đồng là thực phẩm tự nhiên, có mặt trên khắp đồng ruộng ở nước ta. Trong những ngày nông nhàn sau cơn mưa đầu mùa, người dân quê lại men theo những triền đê, con lạch… để bắt cua đồng. Nguyên liệu dân dã, nhưng lại được biến tấu nên nhiều món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng và lại rất bổ dưỡng.

cua-dong_2

Đông y sử dụng cua đồng làm thuốc với tên là điền giải và cho rằng cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…

Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne – Edwards thuộc họ Parathelphusidae.

Tuy là loại thực phẩm có dược tính, được sử dụng nhiều trong chữa bệnh, hơn nữa lại là món ăn mát bổ  nhiều người ưa thích nhưng theo y văn, cua đồng có tính hàn, hơi độc nên không phải ai cũng ăn được cua đồng.

Các đối tượng không sử dụng cua đồng như:

– Phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng bởi cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng.

– Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.

– Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.

– Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.

– Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.

– Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.

– Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.

– Một số người dễ bị dị ứng với cua cũng không nên ăn. Nếu trót ăn, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version