Trang chủ Mẹo vặt 8 lời khuyên khi nuôi mèo con

8 lời khuyên khi nuôi mèo con

Một con mèo nhỏ xinh trong nhà sẽ mang lại tiếng cười và tình yêu thương cho mọi người trong gia đình bạn. Tuy nhiên, chúng cũng có không ít những phiền toái và rắc rối như gây dị ứng, gây mất vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Vì vây, nếu bạn muốn nuôi một con mèo con, hãy chú ý những điều sau đây:

1. Lựa chọn đúng độ tuổi
Có một chú mèo con đáng yêu, bạn sẽ âu yếm, vuốt ve nó mỗi ngày. Vậy nên, khi muốn nuôi, điều phải quan tâm đầu tiên là chọn lúc nó đã cai sữa mẹ. Thông thường là khoảng tám đến mười tuần tuổi. Nếu quá nhỏ, bạn sẽ phải chăm sóc rất mệt và mèo rất yếu, dễ bệnh và chết.

682_1

2. Kiểm tra kĩ nguồn gốc
Trước khi chính thức mang về nhà nuôi, bạn hãy kiểm tra nguồn gốc và sức khỏe của con mèo ấy. Một số virus bệnh như bạch cầu mèo, suy giảm miễn dịch mèo có thể ảnh gây bệnh cho nó và cả những con mèo khác xung quanh. Một điều quan trọng khác, là bạn cần phải làm các xét nghiệm và điều trị kí sinh trùng, đồng thời chủng ngừa những bệnh phổ biến ở động vật. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe chú mèo bạn sẽ nuôi mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình bạn.

3. Chuẩn bị một không gian an toàn
Khi mang mèo về, bạn phải sắp xếp cho nó một cái “tổ” riêng và an toàn (trong trường hợp nhà có nuôi những con khác). Sau một vài tuần, nó sẽ tự quen với mọi thứ trong nhà thì sẽ tự tìm ra chỗ khác thích hợp hơn. Khi ấy, “tổ” mèo sẽ không còn cần thiết nữa.

4. Đừng xích hay buộc dây mèo
Để mèo vào đúng “tổ”, bạn đừng xích hay buộc dây vào cổ, để nó có thể tự do đi lại, khám phá khoảng không gian riêng mà bạn đã sắp xếp. Điều này sẽ giúp chú mèo của bạn thích nghi nhanh hơn với môi trường mới.

5. Ấn định giờ giấc
Khi “nhà cửa” cho mèo đã ổn, bạn hãy tập cho nó thói quen ăn uống bằng cách ấn định giờ giấc cụ thể. Hãy để thức ăn và nước uống vào cố định một chỗ, mèo sẽ biết quay lại thôi ngay cả khi nó “đi lạc” trong nhà. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, bạn nên chú ý làm vệ sinh hàng ngày nơi mèo “sinh sống” nhé.

6. Lên lịch khám thú ý
Bạn hãy chuẩn bị cho mèo một cuốn sổ “hẹn” với bác sĩ thú y. Cũng như con người, hệ miễn dịch của nó cũng cần được tiêm chủng phòng ngừa định kì, bắt đầu từ khoảng hai, ba tháng tuổi. Ngoài ra, khi gặp bác sĩ thú y, bạn cũng sẽ cũng cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý, kí sinh trùng, vắc xin… Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mèo, đồng thời biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.

7. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý
Mèo con cần được chăm sóc chu đáo, đặc biệt về dinh dưỡng. Khi sinh ra, hầu hết chúng sẽ bú sữa trong vòng bồn tuần tuổi đầu, có khả năng nhai thức ăn khô trong hai tuần sau đó; và cai sữa hoàn toàn khi đến mười tuần tuổi. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dành riêng cho mèo được bán phổ biến ở các siêu thị, phòng khám thú ý… Từ ba đến sáu tháng tuổi, hãy cho mèo ăn ba lần/ngày và giảm còn hai lần/ngày sau đó.

8. Tạo mối quan hệ với mèo
Khi bạn thường xuyên tiếp xúc với mèo ở độ tuổi từ mười đến mười hai tuần, chúng sẽ có nhiều khả năng tương tác tốt với bạn về lâu dài. Đây cũng chính là lý do vì sao những con mèo đã trưởng thành thường khó thân thiết với con người và giữ tập tính hoang dã khá nhiều hơn. Chính vì thế, bằng cách chơi với mèo, bạn đang phát triển mốt quan hệ với nó.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version