Trang chủ Nhiếp ảnh Các tiểu xảo cần biết khi chụp ảnh

Các tiểu xảo cần biết khi chụp ảnh

Xin giới thiệu với các bạn mới chơi máy ảnh 8 tiểu xảo . Hy vọng có ít nhất một điều nào đó hữu ích cho đam mê chụp ảnh của bạn.

1. Đừng ngại cắt cúp

tieu-xao-chup-anh_18.08.14_1

Rất nhiều tình huống phải bấm máy rất nhanh để giữ khoảnh khắc. Nếu canh đúng bố cục như ý trước khi bấm máy, nguy cơ mất khoảnh khắc rất cao, nhất là chủ thể chuyển động nhanh và liên tục. Vì thế, người ta thường bấm trọn chủ thể giữa khung đủ rộng để không mất khoảnh khắc, và lấy nét trung tâm thật sự là tỷ lệ sắc nét cao nhất.

Và, crop lại khung ảnh đúng bố cục theo ý là điều nhất thiết sẽ làm ở hậu kỳ ảnh. Như vậy, khi chụp ở hoàn cảnh như đã nêu, bạn mạnh dạn lấy nét giữa khung, chụp đủ rộng để lấy được chủ thể, và sau đó sẽ crop. Dĩ nhiên, kích thước ảnh sẽ giảm ít nhiều, nhưng bạn sẽ có ảnh theo ý.

2. Sử dụng nút AF-On

Chúng ta bấm nửa nút chụp để lấy nét, nhưng hầu hết máy ảnh có một nút liên quan đến việc lấy nét rất hay là nút AF-On. Nút này nằm ở phía trên mặt sau của máy ảnh. Khi bấm nút này để lấy nét tự động, bạn sẽ không lo máy chụp khi lỡ bấm lấy nét bằng cách bấm 1/2 nút chụp.

Mặc khác, bấm nút chức năng này, máy sẽ không phải lấy nét lại mỗi lần bấm 1/2 nút chụp, khi đã canh đúng nét, bạn có thể khoá nét bằng nút AF. Trong rất nhiều tình huống nút AF rất hữu dụng.

3. Khẩu độ f/8

F/8 là khẩu độ vàng! Khẩu độ tối ưu của một ống kính. Tại khẩu độ này, ảnh đủ mức mềm mại và chiều sâu trường ảnh đúng mức, đặc biệt với cảnh rộng. Dĩ nhiên, không phải là chỉ chụp với f/8, nhưng với ảnh phong cảnh, khung ảnh rộng, bạn hãy thử từ f/8.

4. Phơi sáng đúng và đủ

Kỹ thuật phơi sáng tốt, bạn sẽ làm chủ thiết bị và kiểm soát đủ lượng sáng vào ống kính đến cảm quang, kết quả cho ra ảnh tốt hơn. Với máy ảnh số, bạn vẫn thấy thừa/thiếu ánh sáng vài khẩu độ là bình thường, hậu kỳ gia giảm vẫn như ý.
Nhưng kỳ thực vùng thừa/thiếu sáng sẽ mất chi tiết nhiều, độ chuyển từ vùng màu này qua màu khác không mềm mại, màu sắc giảm độ trung thực. Tập luyện cân chỉnh các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO thuần thục là điều nhất thiết.

5. Kỹ thuật chồng nét (Focus Stacking)

Để tạo một bức ảnh có độ nét sâu, đặc biệt với ảnh tĩnh vật, sản phẩm hoặc macro, bạn đã chụp ở khẩu nhỏ nhất, độ nét chưa đủ sâu, bạn sẽ phải dùng kỹ thuật chồng nét.

Thực hiện bằng cách gắn máy ảnh cố định khung ảnh, đối tượng không chuyển động, chụp nhiều ảnh cùng khung với điểm nét mỗi lần chụp thay đổi từ điểm gần nhất và sâu dần cho đến hết đối tượng.

6. Đừng tham nhiều chi tiết

Có nhiều ảnh đẹp, nhưng tác giả giữ nhiều chi tiết trong khung ảnh quá, thành ra bức ảnh không tạo sự tập trung vào đối tượng cần nổi bật.

Một bức ảnh rối rắm! Thường thì người chụp hay tiếc những thành phần hay ho nào đó, nên không cắt cúp hay bố cục loại chúng đi. Bạn hãy tạo một bức ảnh đơn giản các thành phần ảnh, giữ những gì cần thiết muốn người xem tập trung vào nó.

7. Mirro lock-up

Khi phơi sáng tốc độ chậm như phơi đêm chẳng hạn, bật chế độ mirror lockup, bấm nút chụp lần thứ nhất trên remote, màn trập mở và bấm nút chụp lần 2 thì khi đó máy ảnh bắt đầu chụp.

Thủ thuật này được sử dụng để tránh một tác động làm rung máy của màn trập khi bật lên, và bạn sẽ có bức ảnh đạt độ nét cao nhất. Tuy nhiên, một số máy không có chức năng này nhé!

8. Chỉnh sửa

Ngoại trừ thể loại ảnh không cho phép chỉnh sửa, còn lại việc chỉnh sửa ảnh là một việc làm thể hiện sự tôn trọng người xem và tôn trọng chính mình. Sự nâng niu chắt chiu một tấm ảnh từ khi chụp đến hậu kỳ trước khi chia sẻ là sự tôn trọng sự đam mê và tác phẩm của bạn.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version