Trang chủ Nhiếp ảnh Cách chụp ảnh rừng nhiệt đới, ôn đới, sa mạc

Cách chụp ảnh rừng nhiệt đới, ôn đới, sa mạc

Xin máchmột số mẹo nhỏ để có những tấm hình đẹp khi đi du lịch nơi có rừng, sa mạc và băng tuyết

1. Rừng mưa và rừng nhiệt đới

Rừng mưa và rừng nhiệt đới là hai trong những khung cảnh khó chụp ảnh đẹp nhất. Thường thì ánh sáng ở đây quá yếu để chụp bằng tay. Nếu có ánh nắng xuyên qua những tán cây, cây sẽ trở nên lốm đốm và sáng không đồng đều làm cho hình ảnh trông như không màu và lộn xộn.

Thời gian tốt nhất để chụp ảnh trong kiểu môi trường này là sau khi mưa, hoặc mưa phùn khi trời nắng. Trời nhiều mây đảm bảo ánh sáng được cân bằng và những giọt nước trên lá khiến bức ảnh thêm sống động. Một bộ lọc phân cực sẽ rất hữu ích vì nó giảm hiện tượng phản xạ của nước trên lá và làm màu sắc nổi hơn.

chup-anh-sa-mac_23.6.14_2

Bức ảnh rừng nhiệt đới được chụp rất nghệ thuật

Tuy nhiên, nếu thiết lập cảm biến ISO thấp đi kèm với bộ lọc phân cực và ánh sáng yếu, tốc độ màn chập trở nên quá chậm cho việc cầm máy chụp. Khi đó, chân máy là cần thiết và bạn có thể kiểm soát chính xác độ sâu của trường ảnh. Nếu không có chân máy, hãy tìm khu vực sáng hơn, có thể là ở bìa rừng hoặc khoảng không gần sông, suối và thác nước.

2. Tuyết, băng và sông băng

Hiện tượng phản xạ xảy ra mạnh khi có quá nhiều băng tuyết dẫn đến cảnh chính bị thiếu sáng, đặc biệt vào ngày nắng. Để bù sáng, hãy chỉnh lại bộ phân đo sáng. Với máy ảnh thế hệ cũ, bạn hãy chỉnh dư sáng thêm một hoặc hai đơn vị. Trong khi đó, máy ảnh thế hệ mới có hệ thống đo sáng hiện đại xử lý tốt hơn nhiều, nhưng vẫn nên để giá trị dư sáng (overexposing) bằng 0,5 đến 1 đơn vị cho đến khi bạn quen với cách máy ảnh chụp trong những tình huống khác nhau.
Thông thường giữ ở chế độ tăng sáng 0,5 sẽ đảm bảo độ dư sáng chuẩn, khi đang chụp vào đầu hoặc vào cuối ngày. Mặt trời chiếu ở góc thấp hơn làm lộ ra những họa tiết của băng tuyết và độ tương phản lúc này cũng dễ quản lý hơn.

Ảnh băng tuyết được chụp đúng cách

Cẩn thận khi sử dụng các bộ lọc phân cực cho cảnh băng tuyết. Thường thì bầu trời xanh cũng đã trở nên rất tối và thậm chí gần như đen. Khi chụp trong tuyết cũng nên chú ý đến nơi bạn đang đi bộ, bạn có thể để lại dấu chân của mình tại khu vực bạn muốn chụp.

Khi thực sự có tuyết rơi hoặc mưa tuyết, với tốc độ màn chậm, bạn có thể nói lên độ xấu của thời tiết bằng cách bắt những vệt tuyết và mưa rơi như những vệt màu.

3. Sa mạc

Chụp ảnh trên sa mạc về cơ bản giống chụp ngoài băng tuyết, ngoại trừ nhiệt quá nóng thay vì quá lạnh. Nếu cảnh tươi sáng, đóng khung chế độ dư sáng và chỉnh tối đa là 1 đơn vị (1 stop). Thông thường, sa mạc buổi sáng sớm và chiều muộn sẽ thú vị hơn nhiều. Tia sáng mặt trời chiếu ở góc thấp làm nổi bật các đường viền của cồn cát, đồi núi và phô ra các chi tiết, hoạt tiết trên cát, đá.

Muốn chụp một cảnh nguyên sơ, bạn phải chú ý đến cái bóng của mình và nhớ không được để lại dấu chân trong khu vực cảnh chụp. Hãy tìm một thời điểm thuận lợi để khảo sát khu vực này và đi bộ xung quanh khu vực bạn định chụp. Nên leo lên những đụn cát ở phía khuất sáng vì chúng khó vào ảnh hơn.

Ảnh chụp sa mạc đúng cách

Phải đặc biệt chú ý đến máy khi chụp ảnh trong môi trường cát, nhất là khi có gió. Chỉ bỏ máy ra ngoài khi thực sự sẵn sàng chụp và hãy chắc chắn là đã đóng kín túi đựng máy ảnh. Có lần, ống kính lấy nét tự động của tôi từng bị hỏng chỉ vì một hạt cát đấy.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version