Trang chủ Mẹo vặt Cách dùng bột ngọt (mì chính) không hại sức khỏe

Cách dùng bột ngọt (mì chính) không hại sức khỏe

Người nội trợ cần hiểu rõ bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn tương tự như các gia vị khác, chứ bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…

Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa cho biết, không phải bột ngọt không có tác dụng. Ngoài tác dụng là gia vị làm tăng thêm độ ngọt của thức ăn mà không làm thay đổi mùi vị của thức ăn, bột ngọt còn tác động vào thần kinh vị giác, kích thích dạ dày tiết dịch dồi dào và tăng cường sự hoạt động của các men, do đó tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

bot-ngot

Tuy nhiên, bột ngọt chỉ có tác dụng sau khi hòa tan vào thức ăn nóng. Với từng loại thức ăn khác nhau có phương pháp dùng bột ngọt phù hợp.

Thực tế, nếu dùng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách, bột ngọt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ bột ngọt có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen….

Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng, bạn nên hạn chế ăn ngoài hàng vì bạn không thể kiểm soát được lượng bột ngọt sử dụng trong thức ăn.

Với trẻ em, không nên cho ăn bột ngọt vì nó rất hại cho trí não của trẻ.
Đối với những người bị mỡ máu, tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người béo phì, đau đầu kinh niên, hen suyễn rất dễ dị ứng với bột ngọt.

Nhưng hầu hết các nhà hàng đều dùng bột ngọt để chế biến món ăn,.. Do vậy, chúng ta khó tránh bột ngọt trong các thực phẩm phẩm hiện nay vì tất cả các thực phẩm đều có bột ngọt.

Lưu ý một số điều sau khi dùng bột ngọt

– Không nấu ở nhiệt độ cao: Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70 – 90 độC là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.

– Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội: Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.

– Không cho vào các thực phẩm ngọt: Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.

– Dùng quá nhiều: Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.

– Không nên dùng với trứng: Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.

– Các loại mì chính giả nhái có thể pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn. Các chất này là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version