Trang chủ Làm đồ thủ công Cách tái chế vỏ chai nhựa thành bé cánh cụt

Cách tái chế vỏ chai nhựa thành bé cánh cụt

Giữa ngày hè oi ả, các bé cánh cụt đáng yêu này sẽ mang không khí mát lạnh vùng tuyết trắng đến cho bạn và những sắc màu tươi tắn, sinh động trên trang phục cánh cụt dễ thương mà bạn thỏa sức trổ tài họa sĩ.

1. Bạn để dành những vỏ chai nước ngọt lại nhé, cắt lấy phần bầu bĩnh nửa dưới của chai, hai phần vỏ chai dạng bầu tròn ghép lại sẽ giống như hình thù của lật đật, sơn phủ 1 lớp sơn trắng lên phần vỏ chai vừa ghép. Vậy là được phần khung hình chim cánh cụt ban đầu rồi đấy, với nửa trên là đầu và nửa dưới là phần thân tròn trĩnh.

vo-chai-5-7

2. Hãy trổ tài họa sĩ nào. Dùng sơn trắng vẽ hai hình tròn nhỏ cạnh nhau làm vầng mắt, một hình tròn lớn hơn giao phía dưới hai hình tròn nhỏ làm phần yếm trắng. Toàn bộ phần vỏ chai ngoài khuôn hình vừa vẽ sẽ là bộ lông chim cánh cụt màu đen. Vẽ trang trí khăn và mũ sau cùng.

 3. Phần sinh động nhất của chim cánh cụt là mũ và khăn vì thế bạn cần vẽ thật tỉ mỉ. Khăn chỉ là một dải dài hình chữ nhật với nét vẽ dọc theo khăn, vòng quanh cổ, bạn vẽ thêm các đốm hoa trang trí và các tua khăn vẽ bằng màu nhạt hơn tạo độ nổi của khăn. Phần vành mũ cần dùng nét vẽ ngang và vẽ thêm những sọc nhạt màu, làm thêm quả bông len gắn trên chóp mũ.

4. Bạn hãy thỏa sức sáng tạo màu khăn, mũ cho các bé cánh cụt thêm sinh động nhé!

5. Bày cánh cụt trên mặt bằng phủ bông, bóng xốp và hình chóp nón bằng xốp vờ như cây thông phủ tuyết. Treo những bông hoa tuyết xung quanh không gian bày cánh cụt sẽ hợp lắm đấy!

6. Tái chế là sở trường của teen, thật tuyệt khi bạn biết tận dụng những nét cong trên vỏ chai để thể hiện nét đặc trưng của cánh cụt chũn chĩn bầu tròn dễ thương và nhất là những khe núm ở đáy chai được thể hiện thành chỏm mũ thật tự nhiên.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version