Trang chủ Sức khỏe Căng thẳng khiến bạn mau già và mắc nhiều bệnh

Căng thẳng khiến bạn mau già và mắc nhiều bệnh

Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhanh sự lão hóa. Tuy nhiên, căng thẳng thần kinh cũng không phải hoàn toàn là xấu vì nó giúp bạn tư duy nhanh hơn, duy trì sự cảnh giác của tinh thần tốt hơn.

CangThang_2

Khi bạn đang ở trong trạng thái căng thẳng, hệ thống nội tiết (tuyến tụy, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) sẽ giải phóng ra những kích thích tố khiến nhịp tim đập nhanh hơn, tăng cường cung cấp năng lượng cho cơ thể đặc biệt là cho não. Các cơ bắp căng cứng, gan tiết dịch vào máu làm cho máu trở nên đặc hơn. Lúc này nếu cơ thể bị thương thì máu sẽ nhanh đông hơn. Các mạch máu co lại, những chất ức chế cơn đau được tiết ra, lượng tiêu thụ ôxy tăng lên. Hậu quả của trạng thái căng thẳng này là các loại bệnh như: Bệnh tim, bệnh loét dạ dày, các khối u, thậm chí là bệnh lẫn ở người già.

Lý do của trạng thái tâm lý này là do chúng ta thiếu sự rèn luyện, không biết cách tự thả lỏng mình để tiêu trừ những nhân tố kích thích. Nếu tình trạng kéo dài, những kích thích tố này có thể gây độc cho cơ thể, làm nảy sinh phản ứng viêm nhiễm.

Khi bị căng thẳng, chúng ta nên đi dạo hít thở không khí trong lành, thay vì sử dụng những chất kích thích có chứa cafein, cồn.

Những biểu hiện đầu tiên của trạng thái cẳng thẳng cao độ là sự thay đổi về hành vi. Khi đó, bạn trở nên rất dễ nổi nóng. Bạn có thể sẽ muốn làm nhiều việc một lúc và bắt đầu nảy sinh cảm giác mệt mỏi.

Tiếp theo đó là những biểu hiện về bệnh lý: Tim đập nhanh, đau đầu, ăn không ngon, tiêu hóa khó khăn, tiểu tiện nhiều lần, ỉa chảy hoặc táo bón, miệng khô, có cảm giác đói khát, cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh. Hoạt động của não bộ cũng bị ảnh hưởng, có thể không nói được những từ đơn giản hoặc không nhớ được tế những người quen thuộc.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các kích thích tố tăng cao sẽ phá hoạt liên kết của các tế bào não, ảnh hưởng tới sự hoạt động của não bộ. Chỉ khi bạn giải tỏa được căng thẳng thì các liên kết đó mới được phục hồi. Căng thẳng lâu dài sẽ làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, trong xương sẽ tiết ra những khoáng chất có hại ăn mòn cơ thể.

Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào trên đây, bạn hãy nhanh chóng gác công việc lại để được nghỉ ngơi thư giãn. Nếu cứ tiếp tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.ư

Những thực phẩm nên kiêng

– Không nên sử dụng những thực phẩm, đồ uống có chứa chất cồn, cafein, đường nhân tạo. Những chất này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho tuyến thượng thận, ảnh hưởng tới sự cấu thành những hợp chất hóa hoạc trong não khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng và mất ngủ.

– Hạn chế những đồ ăn đã được chế biến quá kỹ vì chúng thường có lượng đường cao, kèm theo đó là thành phần những chất phụ gia và chất bảo quản nhiều mà hàm lượng dinh dưỡng lại ít. Ăn càng nhiều những thực phẩm loại này thì gan, hệ tiêu hóa và tuyến thượng thận sẽ phải hoạt động càng nhiều.

– Không nên ăn quá no, đặc biệt là món thịt vì loại thực phẩm này rất khó tiêu hóa. Khi bạn bị căng thẳng là lúc hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng nhất.

Cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng

– Cười sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả. Hãy học cách thường xuyên tươi cười, không nên lúc nào cũng quá nghiêm túc.

– Giảm bớt những suy nghĩ thái quá.

– Nuôi một con vật nuôi. Nghiên cứu cho thấy chó và mèo có khả năng giúp chủ nuôi giảm bớt căng thẳng tốt. Vuốt ve mèo giúp bạn giảm bớt những suy nghĩ căng thẳng.

– Tập trung sức lực giải quyết các công việc trong tầm tay của bạn, gác bỏ những chuyện vượt quá khả năng của mình.

– Chơi những môn thể thao trong thời gian rỗi.

– Bảo đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thiếu ngủ khiến cho cơ thể bạn sản sinh ra những nhân tố gây căng thẳng, làm giảm sức chịu dựng trước các áp lực.

– Chăm tập thể dục thể thao. Điều này giúp bạn thả lỏng cơ bắp và thoải mái thần kinh.

– Thường xuyên hít thở sâu.

– Dùng các loại dầu chết xuất từ thảo dược để mátxa. Những tinh dầu thảo dược hấp thụ dần dần qua bề mặt của da sẽ giúp bạn duy trì được bình tĩnh.

– Gặp phải khó khăn, áp lực, bạn nên tìm hỏi ý kiến và lời khuyên từ bạn bè và bác sĩ tâm lý.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version