Trang chủ Sức khỏe Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai

Mang thai là một trạng thái sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định do có nhiều thay đổi trong cơ thể người mẹ. Khi mang thai ngoài nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày người mẹ cần thêm một lượng kcal nhất định cần thiết cho sự phát triển của thia nhi. Vậy Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai như thế nào cho hợp lý?

DinhDuongBaBau

1. Nhu cầu năng lượng

Trong suốt quá trình mang người mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh duỡng đảm bảo sự phát triển của thai, nhau thai, khối lượng máu trong cơ thểtăng tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này và duy trì được nguồn sữa mẹ.

Do vậy, các bà mẹ nên ăn đủ no và đa dạng thực phẩm. . Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ cần được bổ sung như sau:

Tăng chất đạm và chất béo

Đây là những chất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).

Trước hết cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như các cây họ đậu như đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng … Đây là những thức ăn vừa có giá rẻ lại có lượng đạm và lượng chất béo cao giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn thức ăn tan trong dầu. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các chất đạm động vật thịt, trứng sữa, cá và các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc….

Bổ sung chất khoáng

Các chất khoáng và vi khoáng là chất với hàm lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, hình thành và hoàn thiện các bộ phận của thai nhi.

– Calci: Calci có nhiều trong tôm, cua, cá và sữa. Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú. Người mẹ nên uống thêm sữa và bổ sung vitamin D ( cần thiết cho quá trình chuyển hóa caxi).

– Sắt: Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt gia tăng trong suốt thời gian mang thai. Vì lý do này, bà mẹ có thai cần được bổ sung viên sắt. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng.

– Kẽm: cần bổ sung thêm 15mg/ngày, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất là thịt, cá và hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.

Bổ sung các loại vitamin

– Vitamin nguồn gốc động vật: Có trong sữa, gan, trứng… là nguồn dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần. Vitamin A nguồn gốc thực vật có trong các loại rau có màu xanh đậm, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thực phẩm có nhiều caroten con gọi là tiền vitamim A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

– Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt. Nên được bổ sung vitamin D 10mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D. Ngoài ra người mẹ có thể phòng còi xương cho con bằng cách uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI

– Vitamin B1: có nhiều trong các loại ngũ cốc và các loại hạt họ đậu. Ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho cơ thể chống được bệnh tê phù.

Ngoài ra một số loại vitamin khác như vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín và rau xanh.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version