Trang chủ Nhiếp ảnh Chụp ảnh chuyển động trong thành phố

Chụp ảnh chuyển động trong thành phố

Sáng tác ảnh trong trường hợp này cần kỹ năng chụp ảnh đời thường và sự am tường về chụp ảnh với tốc độ chậm.
Dưới đây là một số kinh nghiệm được Digital Photography School đưa ra giúp người đọc có được những bức ảnh chuyển động đẹp.

1. Chú ý những luồng chuyển động.

chup-anh-chuyen-dong_19.03.04_1

Dòng người. (Ảnh: Peter Tandlund).

Trong một thành phố đông đúc, không khó để gặp được những dòng người đi lại hối hả, đoàn xe tấp nập chạy trên đường phố. Đó là những luồng chuyển động rất đáng ghi lại và hoàn toàn có giá trị nghệ thuật.

Đi lại chậm rãi trên đường và dừng lại khi bạn cảm nhận được sự chuyển động xung quanh. Lưu ý các chuyển động này chỉ tạo thành “luồng” khi được ghi lại với một tốc độ cửa trập tương đối chậm.

2. Xem xét các góc độ và phối cảnh trước khi bấm máy.


Cỗ máy thời gian. (Ảnh: Jes).

Việc chú ý đến những phối cảnh và góc độ đặc biệt có thể khiến bức ảnh hấp dẫn và bắt mắt hơn rất nhiều, nhất là với ảnh chuyển động. Chẳng hạn như điều phối những luồng sáng có được nhờ phơi sáng theo những bố cục độc đáo sẽ tạo sự hứng thú cho người xem

3. Bấm máy tại nhiều thời điểm.


Surbiton (Ảnh: Peter Anderson).

Một nhà ga đông đúc vào ban ngày như bình thường có thể kém hấp dẫn hơn cảnh vắng vẻ ban đêm với chỉ vài hành khách.

Tuy nhiên không dễ để biết được vào thời điểm nào bấm máy là hợp lý hơn cả. Cách tốt nhất là bạn nên thử chụp vào nhiều thời gian khác nhau trong ngày.

4. Thử các ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau.


Enter . (Ảnh: Patrick Boury).

Sử dụng lens tầm trung như 50mm (trên chuẩn 35mm) có thể ghi lại gần đúng những gì mắt người thấy được, và có hiệu quả cao với ảnh đời thường.

Tuy nhiên sử dụng những ống kính góc rộng có thể tiến đến gần chủ thể và bắt được khung cảnh hoành tráng hơn.

5. Chụp các vệt sáng.

Kobe. (Ảnh: Christopher Chan).

Các vệt sáng như ảnh đèn của phương tiện giao thông có thể khá rối và không dễ điều khiển. Tuy nhiên khi được chụp thành công có thể trở thành những huyết mạch mềm dẻo và rực rỡ của đường phố.

Để chụp được ánh đèn chuyển động thành vệt, bạn cần nắm được kỹ thuật chụp phơi sáng. Tốt nhất bạn nên dùng một chiếc tripod chắc chắn và nên tắt chức năng chống rung trên các ống kính đời mới. Tùy vào độ cao và góc độ chụp mà thời gian phơi sáng trong trường hợp này thường dao động từ 10 đến 20 giây.

6. Chụp kiểu lia máy.

Liftoff. (Ảnh: Jason Rodman).

Ảnh lia máy ghi lại chuyển động có hiệu quả nghệ thuật khá cao khi làm rõ được chủ thể tràn đầy năng lượng và làm mờ những phần hậu cảnh, tiền cảnh xung quanh.

Một cách chụp ảnh lia máy dễ dàng là sử dụng tripod, khóa nét trên chủ thể (nếu có thể), thiết đặt độ mở khẩu độ khoảng từ f11 đến f22, tốc độ màn trập 1/25 đến 1/60 giây. Khi chủ thể chuyển động thì bắt đầu bấm máy và xoay theo cùng lúc. Với các trường hợp không thể hoặc rất khó khóa nét, việc lấy nét bằng tay là cần thiết.

7. Chú ý những bố cục liền kề và độ tương phản.

Juxtapose. (Ảnh: backseatstreet).

Các trường hợp đối lập ánh sáng, màu sắc hay thậm chí tương phản giữa chuyển động – đứng yên có thể thu hút mạnh mẽ ánh nhìn của người xem.

Đôi khi sự tương phản được còn được dùng để tạo ra áp lực, sự căng thẳng, bức bối trong khung ảnh.

8. Bấm máy thường xuyên.

Cũng như chụp ảnh đời thường, những khoảnh khắc đẹp thường ít khi xuất hiện và bạn cần có mặt đúng những thời điểm như thế.
Việc bấm máy thường xuyên cũng giúp bạn luyện tập được kĩ năng bố cục, chọn góc máy, cũng như các kĩ thuật chụp khó khi sáng tác ảnh trong một thành phố chuyển động.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version