Trang chủ Thể dục Điều trị stress bằng hơi thở

Điều trị stress bằng hơi thở

Bạn đã từng bị stress ? Nếu bạn đã từng bị stress bạn sẽ biết được cảm giác khó chịu là thế nào ? Làm sao để “trị” stress một cách dễ nhất? Rất đơn giản, chỉ cần thở theo phương pháp của yoga .

DieuTriStress_3

Từ lâu, những người yêu thích yoga đã biết đến tác dụng to lớn của các bài tập hít thở. Hít thở đúng cách có thể khiến não bộ tập trung hoặc thư giãn theo ý muốn, giảm áp lực máu, giúp chúng ta bình tĩnh và loại bỏ stress.

Phép thở yoga rất nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn theo 3 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra) hoặc 4 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra, nín hít). Tâm trí chỉ hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở.

Nếu thở 4 thì, nhịp độ phân bổ lý tưởng là 1-4-2-4, nghĩa là thời gian giữ hơi và nín hít dài bằng 4 lần thời gian hít vào, và thời gian thở ra dài bằng 2 lần thời gian hít vào.

Mặt khác, phương châm của yoga là thoải mái, tương hợp với đặc thù cá nhân, tránh khiên cưỡng, nóng vội. Thế nên bước đầu trong khi tập thở 4 thì hoặc 3 thì, mỗi người hãy tự tìm cho mình một nhịp độ thích hợp với sức khỏe của mình. Không cố gắng quá sức, đồng thời cũng không quá dễ dãi tùy tiện. Có thể bước đầu tập theo nhịp độ 1-2-2-2, hoặc 1-1-2-1… rồi nâng dần cho tới nhịp độ lý tưởng.

Khi hít vào và thở ra đều qua mũi nhưng không để cho cánh mũi phập phồng. Thở bằng bụng: Hít vào thì phình bụng, thở ra thì thót bụng và co hậu môn lên, thở thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Nên chú ý dẫn dắt hơi thở theo một lộ trình nhất định (có thể tưởng tượng hơi thở vào qua mũi, ngược lên đỉnh đầu, ra sau gáy, dọc theo xương sống…). Tâm trí chỉ hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở.

Đó là những thông tin chung về phương pháp thở trong yoga, còn sau đây là những bài tập thở cụ thể, những bài tập này đơn giản tới mức ai cũng có thể thực hiện.

Nếu biết sử dụng đúng cách, hơi thở chính là thứ công cụ hữu ích nhất để bạn thư giãn trong một ngày làm việc căng thẳng và bận rộn. Những rắc rối tiêu cực luôn tồn tại xung quanh và đe dọa đến tinh thần của bạn, nhưng đừng quên dùng chính hơi thở của mình để chống stress nhé.

Cách duy trì cơ bắp hữu hiệu

Có bao giờ bạn tự thắc mắc, những “múi” những cơ bắp của mình tự nhiên biến đâu mất. Rồi khi thấy khối lượng cơ thấp, nhiều người có thói quen sai lầm là cứ lao vào tập luyện thì sẽ “lên cơ”. Như thế là sai lầm. Bạn hãy kiểm tra xem mình có “vi phạm” vào 10 nguyên do khiến bạn mất đi cơ bắp sau đây hay không.


Thường một anh chàng cơ bắp rất to trong bất cứ phòng tập nào sẽ nói rằng cách tốt nhất để xây dựng cơ bắp là hãy tập càng nhiều càng tốt, điều này có thể không sai đối với những anh chàng có gen hoặc là dùng steroids (steroids: là nhóm kích thích tố giúp cho trọng lương của cơ bắp gia tăng nhanh). Sự thật là cơ bắp không thể phát triển nếu không có đủ lượng calories cần thiết. Đối với những anh chàng hơi ốm mà muốn có thêm cơ bắp thì 2.000 calories/ngày thì vẫn chưa đủ, hơn nữa, nếu bạn ăn quá ít như vậy sẽ làm cho những mô cơ bị mất đi và mỡ lại phát triển, vì lúc đó cơ thể bạn được bật sang chế độ “giúp sống sót” và điều này đồng nghĩa là cơ bắp sẽ được dùng để nuôi cơ thể. Vì vậy việc tích trữ mỡ trong điều kiện như thế này là hiển nhiên. Vì thế khi bạn ăn không đủ lượng protein thì cơ hội để cho cơ bắp bạn phục hồi sau buổi tập càng ít.

Bạn chỉ chăm chăm tập những bài tập nhằm phát triển cơ ngực, tay và lưng trong khi lại phớt lờ những nhóm cơ khác. Đó là một cách quá cũ rồi, nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều anh chàng áp dụng cách tập luyện này và điều đó chỉ dẫn đến việc thiếu cân bằng và hậu quả là có thể gây chấn thương. Vì vậy để phát triển cơ bắp toàn diện, bạn nên áp dụng những chương trình và những động tác tập sao cho có thể kết nhiều nhóm cơ tham gia vào quá trình tập luyện, khi đó bạn có thể nâng được khối lượng ta nặng hơn và điều này giúp cơ bắp phát triển to hơn.

Nếu chương trình tập của bạn không thay đổi từ tuần này sang tuần khác sẽ làm cơ bắp ngừng phát triển, và đôi khi còn tệ hơn là làm mất cơ bắp. Việc không thử thách cơ bắp của bạn chẳng hạn như không gia tăng trọng lượng tạ, hoặc số lần tập sẽ làm cho cơ bắp của bạn giữ nguyên kích thước, vì vậy hãy luôn luôn thử thách bản thân bạn bằng những bài chương trình tập khó hơn để cơ bắp bạn có cơ hội phát triển to hơn và mạnh hơn.

Khi bạn quá tập trung vào các nhóm cơ “bắt mắt” như ngực, tay trước, tay sau và bụng, điều này sẽ khiến bạn trông đẹp hơn khi nhìn mình trong gương, tuy nhiên khi người khác nhìn bạn thì sao? Việc quá tập trung vào những nhóm cơ này dẫn đến việc mất cân bằng cho toàn cơ thể và nguyên nhân dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Bạn nên biết rằng 70% lượng cơ bắp được tập trung ở chân và lưng, vì vậy, đừng bỏ qua hai nhóm cơ quan trọng này nhé.

Chọn thời điểm thích hợp để luyện tập

Thể thao vốn là niềm đam mê của nhiều người, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay tầng lớp xã hội, nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian, công sức và cả tiền của để theo đuổi niềm đam mê của mình. Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà chúng ta luôn bị cuốn vào những vấn đề của gia đình, xã hội thì thể thao càng trở nên cần thiết.


Tập thể dục không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn là phương pháp hữu hiệu để xóa tan những mệt mỏi, căng thẳng, áp lực qua một ngày làm việc. Tuy nhiên việc tập thể dục cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định để nó thật sự mang lại hiệu quả và không phản tác dụng, trong đó việc bạn lựa chọn thời điểm tập thể dục lúc nào rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tập luyện và thi đấu của bạn. Nên tránh tập thể dục khi còn quá sớm hoặc quá trễ, không nên tập thể dục khi thời tiết ngoài trời quá nóng hoặc quá lạnh, hoàn toàn tránh luyện tập thể dục khi cơ bắp đau nhức, sau khi ăn no hãy nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng trước khi tập. Khi bạn đói, các cơ quan trong cơ thể rất cần năng lượng để hoạt động, nếu bạn tập thể dục hay vận động mạnh lúc này sẽ khiến cơ thể tiêu hao một nguồn năng lượng rất lớn làm cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt và có thể gây ra hiện tượng ngất xỉu, thiếu máu tạm thời rất nguy hiểm. Khi bị bệnh, bạn cũng đừng cố luyện tập vì không những không mang lại lợi ích, mà còn khiến bệnh của bạn ngày càng trầm trọng hơn.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version