Trang chủ Sức khỏe Giúp con xử lý bệnh đái dầm

Giúp con xử lý bệnh đái dầm

Tuy bệnh đái dầm không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cũng như gây nhiều phiền toái cho trẻ. Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu bệnh đái dầm để giúp xử lý căn bệnh khó nói này nhé!

Benh-Dai-Dam_3

Đái dầm là gì?

Đái dầm là hiện tượng trẻ đái ướt quần khi ngủ mà không biết. Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Có tới 15-20% trẻ dưới 5 tuổi trở xuống mắc bệnh đái dầm. Theo Đông y, đái dầm là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, bàng quang bị lạnh, sự co bóp bị rối loạn mà gây nên.

Có hai loại đái dầm:

– Đái dầm tiên phát: Tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm khoảng 90% các ca bệnh đái dầm.

– Đái dầm thứ phát: Có một khoảng thời gian trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại mắc chứng đái dầm.

Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ

– Đái dầm do di truyền: Nếu bố hoặc mẹ thuở nhỏ hay đái dầm thì 40% con cái của họ cũng sẽ bị. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh đái dầm thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh đái dầm.

– Do rối loạn giấc ngủ.

– Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương gây ra việc đái không tự chủ được.

– Trẻ bị tiểu són, đi tiểu nhiều do chức năng hoạt động của thận kém hoặc có bệnh về đường tiểu.

– Trẻ bị căng thẳng do áp lực tâm lý hay bệnh lý.

– Trẻ bị nhiễm giun kim.

– Bàng quang trẻ quá nhỏ, dị dạng, khó kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu dẫn đến đái dầm.

Ảnh hưởng của bệnh đái dầm

Thực tế bệnh đái dầm không phải là bệnh nguy hiểm. Bố mẹ nên nhớ rằng trẻ không kiểm soát được việc đái dầm. Bố mẹ không nên mắng nhiếc chửi mắng con. Bởi việc đái dầm đã khiến trẻ thấy khó chịu và xấu hổ rồi. Bố mẹ hãy tìm cách giúp trẻ chứ đừng chỉ trích trẻ khiến cho tâm trạng trẻ mệt mỏi buồn chán hơn. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, làm trẻ thêm lo lắng sợ hãi stress. Điều này càng khiến bệnh đái dầm trở nên nặng hơn.

Vì thế nếu thấy con bị đái dầm cha mẹ nên động viên khích lệ con, nhắc nhở con làm theo các lời khuyên hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm hiệu quả hơn, mau khỏi bệnh hơn.

Những phương pháp chữa đái dầm

Tùy theo môi trường xung quanh: thường thì khi đưa con đi khám bệnh đái dầm, bố mẹ đã thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm cách giảm bệnh đái dầm.

Bố mẹ nên hạn chế không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ và hãy đánh thức con dậy đi tiểu trước khi bố mẹ đi ngủ.

Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni – lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.

Bố mẹ nên giúp trẻ hiểu và biết được cần có trách nhiệm để có thể làm được những việc cá nhân. Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ có thể thức giấc, tự đi tiểu, hay không bị đái dầm. Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25%. Dần dần có thể giúp trẻ ttiến bộ bằng cách tự kiểm soát được đái dầm, tỷ lệ thành công lên tới khoảng 75%.

Ngoài ra, bố mẹ có thể giúp con tự tập luyện bàng quang, nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ. Hướng dẫn trẻ tập luyện bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngừng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước ban ngày, hạn chế uống nước ban đêm.

Dụng cụ báo động lúc đái dầm

Bạn cũng có thể áp dụng tiến bộ khoa học vào điều trị bệnh cho trẻ. Hãy gắn dụng cụ báo động với đồng hồ báo thức gài vào trong quần lót của trẻ. Khi đái dầm, nước tiểu trong quần làm tăng độ ẩm giúp phát ra tín hiệu làm đồng hồ reo vang, đánh thức trẻ dậy đi tiểu.

Mọi biện pháp đều phải kiên trì và có sự động viên, hỗ trợ từ bố mẹ. Bởi thường phải cần tới 3 tuần lễ mới thấy hiệu quả.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version