Trang chủ Nhiếp ảnh Lưu ý khi chụp ảnh pháo hoa

Lưu ý khi chụp ảnh pháo hoa

Pháo hoa đẹp lộng lẫy nhưng khó nhằn đối với phần lớn người chụp. Các mẹo nhỏ dưới đây có thể sẽ giúp bạn chụp được những tấm hình pháo hoa ấn tượng

CHUẨN BỊ

Chân máy càng vững chắc càng tốt, nên có vật nặng buộc (treo) làm đối trọng. Ống kính fix hay zoom có khẩu độ mở lớn: f = 2.8, 1.8… (mặc dù không mở 2.8).

Chọn địa điểm chụp hợp lí tùy theo ý định chụp từng chùm hay toàn cảnh. Muốn chụp toàn cảnh cần ở xa.
Có dây bấm mềm (loại cắm vào thân máy) tránh ngoại lực tác động làm rung máy. Dùng một tấm che đen để che ống kính nếu muốn chụp chồng những chùm pháo.

CÁC LƯU Ý KHI CHỤP

chup-anh-phao-hoa_30.07.14_1

Khẩu độ thích hợp khi chụp: f =16 và 22 nếu muốn ảnh tương phản mạnh, nổi bật đường chân trời và chùm pháo sắc nét, nổi bật trên nền trời.

Khẩu độ f = 4 tới 5.6 nếu chụp toàn cảnh, muốn các cảnh vật, nguồn sáng phụ thêm chi tiết trên ảnh. Khi chụp với tốc độ B cần thử nghiệm trước vì chụp pháo hoa khó đo sáng, chủ yếu theo kinh nghiệm và thử nghiệm cụ thể.

Đặt ISO vừa phải khoảng 400 nếu muốn hình không có sạn nhiễu. Nếu phải cầm máy trên tay cần đặt ISO cao hơn, 800 hay 1600, dùng khẩu độ mở lớn f = 4.

Canh nét bằng tay và có ước lượng chuẩn, vặn hết về vô cực và lui lại chút ít tùy khoảng cách từ máy tới chùm cánh pháo hoa. Dùng tấm che ống kính khi chụp ghép 2 hay nhiều chùm pháo bằng tốc độ chậm (BULB).

Bạn nên lưu ý là cao trào là khi gần kết thúc từng đợt và rộn nhất là màn kết thúc, khi đó không có cơ hội chụp lại nữa nên cần kiểm tra trước đó.

DÙNG CHÂN MÁY

Để chụp ảnh pháo hoa đẹp, cần có tripod để giữ máy không rung khi chụp. Ngoài thiết bị này, bạn cũng nên tìm cách chụp ảnh mà không đụng vào máy. Các máy chuyên nghiệp trước đây hay dùng nút bấm nối bằng dây nhưng các thế hệ máy máy mới hiện nay thường dùng nút bấm không dây. Máy ảnh số chuyên nghiệp dùng dây bấm mềm để điều khiển từ xa.

Nếu không có tripod, bạn nên tìm một cái bờ tường hay cái bệ thay cho tripod. Còn nếu máy ảnh không có nút bấm điều khiển từ xa, bạn có thể làm theo hai cách sau:

Cách 1: Để hệ thống chụp tự động (timer) thật ngắn. Sau đó phải tự đoán khi nào họ bắn lên thì bấm trước đó vài giây. Cách này hơi khó nhưng còn dễ có ảnh đẹp hơn là rung máy.

Cách 2: Nếu máy của bạn có chế độ bulb để máy mở thật lâu, sau đó làm các bước sau: Lấy một cái nón hay khăn màu đen đậy ống kính sau đó nhẹ nhàng bấm máy, vì ống kính bị che kín nên không có gì thâu lại cái rung. Sau đó khi thấy pháo hoa bắn lên thì lấy đồ che ống kính ra để bắt đầu thâu ánh sáng. Đến khi pháo hoa bung ra hết, nhẹ nhàng che ống kính lại cho tối om và bấm máy. Nhưng tốt hơn cả là cố kiếm dây bấm mềm. Loại dây cho Canon cỡ 150 – 200.000 đồng tùy loại máy.

CHỌN ĐÚNG LOẠI FILM

Hoàn toàn ngược lại với đa số suy đoán, film càng chậm và càng ít nhạy với ánh sáng (slower speed film) càng tốt cho chụp pháo hoa. Film nhanh và nhạy ánh sáng sẽ làm cho ảnh ít đậm đà màu sắc và ít trong trẻo, nguyên lý hoàn toàn ngược với chụp chủ thể trong bóng tối.

Cho nên nếu bạn chụp film thì mua film ISO 50, ISO 64, hay ISO 100… và nhớ mua nhiều cuộn film. Nếu bạn đang chụp gần đến giai đoạn đẹp nhất mà hết film thì tiếc lắm. Nếu bạn dùng máy kỹ thuật số thì nên để ISO thấp nhất… và đem theo nhiều thẻ nhớ. Dùng film chậm và ít nhạy ánh sáng đi đôi với dùng tripod rất quan trọng. Đối với máy ảnh số thì chỉnh ISO càng thấp càng tốt.

CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHỤP

Cũng như khi chụp mặt trời lặn hay chụp cảnh toàn cảnh (panorama), bạn nên tìm những vật thể thú vị làm cho ảnh ấn tượng hơn. Một toà nhà được soi sáng hay một tượng đài thể hiện trong bầu trời tỏa sáng pháo hoa sẽ làm ảnh đẹp hơn.

KHẨU ĐỘ, TỐC ĐỘ VÀ THỜI ĐIỂM

Trước khi bắt đầu, để khẩu độ f = 8.0 hay lớn hơn một chút. Chờ đến khi thấy các cái tia sáng sắp vọt lên không trung (nếu không thì nên để ý xem khi nào sắp bắn pháo hoa lên). Để máy ở chế độ “bulb” (nếu máy bạn có chế độ này), nếu không thì để khoảng từ 4 giây – 20 giây tùy theo pháo hoa lâu hay mau và tùy khẩu độ. Nếu có chủ thể mà bạn muốn xen thêm vào ảnh thì đo sáng từ chủ thể đó, nếu không thì cứ thử mấy khẩu độ khác nhau.

CẨN THẬN ÁNH SÁNG THỪA

Khi bạn chụp mà không để mắt vào lỗ ngắm, ánh sáng không ước tính có thể len vào máy làm ảnh thừa sáng. Để tránh trường hợp này, bạn nên che lại. Một số máy ảnh có kèm theo miếng che, nếu không có thì bạn có thể lấy giấy đen dán kín lại để ánh sáng không lọt vào từ đằng sau là được.

DÙNG MÁY FILM VÀ MÁY KỸ THUẬT SỐ

Vậy dùng máy film và máy kỹ thuật số thì có khác nhau nhiều không? Không nhiều lắm, về nguyên tắc vẫn giống nhau. Điểm khác nhau chính là giữa máy chụp tự động và máy có điều chỉnh. Những máy ảnh cho phép mở ống kính rất lâu (chế độ bulb) có thể chụp pháo hoa.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version