Theo India, trong những ngày giá lạnh, con người thường rất ngại tắm, đặc biệt với những người không có điều kiện tắm bằng nước nóng. Tuy nhiên, việc tắm thường xuyên bằng nước nóng cũng có thể gây nguy hiểm, nhất là khi cơ thể nhạy cảm hơn trong mùa đông. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:
Tắm nước ấm
Nhiều người có thói quen tắm nước nóng vào mùa đông, càng nóng càng thích. Tuy nhiên, điều này có thể gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, khiến da bị mất nước, khô, nứt nẻ sau khi tắm xong. Do vậy, bạn chỉ nên tắm nước pha với tỉ lệ là 2 lạnh, 1 nóng là vừa đủ.
T
Không nên tắm nhiều xà phòng
Làn da vào mùa đông dễ nhạy cảm nên việc tắm nhiều xà phòng khiến da bị tổn thương, dẫn đến mẩn ngứa, dị ứng. Khi chọn mua xà phòng tắm, bạn nên chú ý đến thành phần, đặc biệt nên tránh xa loại có chứa cồn vì nó sẽ làm khô da. Ngoài ra, sữa tắm có chất giữ ẩm sâu là lựa chọn phù hợp. Bạn cũng có thể thả vào bồn, chậu nước tắm vài giọt tinh dầu sả, hoa oải hương… cũng giúp hạn chế mất nước và khôi phục độ ẩm cho da.
Sử dụng khăn khô để lau người
Nhiều người có thói quen sử dụng máy sấy khô người sau khi tắm xong. Điều này rất có hại cho sức khỏe cũng như làn da của bạn bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột luôn có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vì vậy, bạn nên duy trì cơ thể ở nhiệt độ thường và chỉ cần lau người bằng khăn khô là đủ.
Không cần phải ngày nào cũng tắm
Việc tắm hàng ngày vào mùa đông có thể làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và loại bỏ các vi khuẩn có lợi, từ đó, làm tổn thương lớp biểu bì, gây mẩn ngứa và các vấn đề về da. Ngoài ra, tắm thường xuyên trong thời tiết giá lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Một số lưu ý khác:
– Chỉ nên tắm 10-15 phút trong những ngày mùa đông.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm ướt sau khi tắm.
– Chỉ nên tắm 2-3 ngày một lần. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vệ sinh hàng ngày những vùng dễ bị vi khuẩn bám lại như cánh tay, nách, ngực, vùng kín…
– Tắm đêm rất có hại vì nhiệt độ càng về đêm càng xuống thấp, khiến các mạch máu co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.