Quan sát bằng mắt là một trong những khâu thăm khám sức khỏe không thể bỏ qua. Theo Reader’s Digest, bằng cách quan sát màu sắc và các đặc điểm của lưỡi, thầy thuốc có thể chẩn đoán một phần tình trạng sức khỏe của bạn.
1. Lưỡi đỏ là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin
Vitamin B12 và sắt là những dưỡng chất cần thiết để hình thành nhú trên bề mặt lưỡi. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, sắt, các nhú lưỡi vị mất đi, bề mặt lưỡi trở nên trơn tru và đỏ hơn. Trường hợp nghiêm trọng, thiếu nhú lưỡi có thể gây đau rát khi bạn ăn thức ăn nóng hoặc cay. B12 thường có nhiều trong thịt động vật, vì vậy những người ăn chay có khả năng thiếu B12 cao hơn.
2. Lưỡi nâu hoặc đen
Đây là dấu hiệu cho thấy bạn vệ sinh miệng không kỹ. Các bác sĩ cho biết, hiện tượng lưỡi bị bao phủ bởi mảng bám màu tối có thể gây khó chịu những chúng không quá nghiêm trọng. Khi chúng ta ăn uống, thức ăn bám vào các nhú lưỡi và là nơi cư ngụ của vi khuẩn. Chúng khiến hơi thở có mùi hôi. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng dụng cụ làm sạch bề mặt lưỡi và tránh các thức ăn như café, thuốc lá, …
3. Lưỡi nhiều mảng bám trắng như pho mát
Nguyên nhân gây mảng bám trắng trên mặt lưỡi có thể do nấm men Candida, bệnh tưa miệng. Hiện tượng này thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu hay trẻ nhỏ. Nó có thể gấy rối loạn vị giác và một chút đau đớn. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh tưa lưỡi, hãy gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
4. Lưỡi có nhiều vết nhăn
Những vết nứt ở lưỡi thường vô hại nhưng vấn đề nghiêm trọng sẽ phát sinh nếu vệ sinh răng miệng kém, dẫn đến nhiễm trùng trong các đường nứt. Bệnh có thể gây đau rát lưỡi, hơi thở có mùi hôi. Bác sĩ khuyên bạn điều trị bệnh bằng thuốc kháng nấm tại chỗ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là vùng lưỡi.
5. Vệt trắng nhỏ trên lưỡi
Đây là dấu hiệu kích ứng lưỡi, dấn đến sự tăng trưởng quá mức của các tế bào, hình thành các mảng trắng (bạch sản). Ở những người hút thuốc lá, khoảng 5 – 17% bạch sản có thể phát triển thành ung thư. Đôi khi, hiện tượng này do răng cọ xát liên tục vào lưỡi. Nếu hiện tượng bạch sản kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện bệnh.
6. Lưỡi lở loét kéo dài
Các tổn thương ở khoang miệng thông thường sẽ lành sau 2 tuần. Nếu vết thương của bạn càng càng nghiêm trọng và mưng mủ, bạn có khả năng mắc bệnh ung thư lưỡi khá cao. Bệnh thường xuất hiện ở những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên virus HPV cũng là một nguyên nhân gây ung thư miệng. Hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.
7. Cảm giác nóng rát
Hiện tượng lưỡi thường xuyên bỏng rát, khó chịu có thể do bạn dị ứng với kem đánh răng hoặc thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh.