Trang chủ Sức khỏe Người nhóm máu nào dễ mắc bệnh ung thư nhất?

Người nhóm máu nào dễ mắc bệnh ung thư nhất?

Thống kê của các nhà khoa học cho thấy, nhóm máu có mối quan hệ với nguy cơ ung thư. Vậy nhóm máu nào dễ mắc bệnh ung thư?

Nhóm máu là một trong những tính di truyền ổn định nhất của cơ thể, do miễn dịch cơ thể cũng chịu sự ảnh hưởng của nhân tố di truyền, cho nên, người ta mắc bệnh như thế nào đều có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền.

Theo nghiên cứu, nhóm máu A với một số chứng ung thư cũng có liên quan mật thiết. Đặc biệt là ung thư dạ dày, người nhóm máu A chiếm đa số. Do vậy, người có nhóm máu A, nếu có triệu chứng đau bụng trên, đầy bụng bất ổn, gầy ốm, chán ăn, nôn ói, tiện ra máu… nhất là người viêm dạ dày dạng co thắt, nên sớm khám chữa bệnh kịp thời.

Trong nghiên cứu về ung thư dạ dày và đại trực tràng ở Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Thu (trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, trong gia đình có người bị ung thư thì khả năng làm tăng nguy cơ ung thư với chỉ số nguy cơ mắc bệnh ung thư là 1,82.

Theo các nghiên cứu của các nước cũng cho thấy, trong gia đình có người bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh thường rất cao, gấp 2 lần so với người khác.

Một số nghiên cứu cho thấy, ung thư dạ dày có liên quan đến nhóm máu. Hệ số mắc bệnh của nhóm máu A là cao nhất: 1,35%; nhóm máu B là 1,21; nhóm máu AB là 1,01 và nhóm máu O là 0,73. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nhóm máu A tăng 15 – 20%.

NhomMauDeUngThuL

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước cho thấy, yếu tố gen có một vai trò tiềm tàng trong quá trình sinh ra bệnh ung thư của dạ dày. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu trong nhóm tiền sử gia đình có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Có những gia đình nguy cơ cao gấp 2-3 lần so với cộng đồng và những người nhóm máu A cũng có tỷ lệ ung thư cao hơn.

Theo PGS.TS Lê Trần Ngoan, Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, trường Đại học Y Hà Nội, các khảo sát và chứng minh khoa học là thế, nhưng tất cả mọi người nói chung và những ai có nhóm máu A hoặc B hãy phòng bệnh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác bằng cách thay đổi thói quen như không hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu hoặc bia. Đồng thời, không nên nấu thức ăn ở nhiệt độ cao như rang, rán, nướng, quay sẽ an toàn hơn.

Một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Cà rốt: Cà rốt cũng như cải xoăn và rau chân vịt có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng.

Cà chua: Cà chua, đặc biệt là cà chua được nấu chín rất tốt cho cơ thể bạn. Chúng có chứa chất carotenoid hay còn gọi là lycopene giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Tỏi: Tổ chức Y tế Thế giới khuyên bạn nên thêm 1 nhánh tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và ung thư vú.

Chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm một số loại ngũ cốc, các loại rau và đậu bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết.

Hành tây: ăn nhiều hành tây giúp giảm 88% nguy cơ ung thư họng và ung thư tuyến tiền liệt 71%.

Khoai lang: chứa nhiều chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và nhiều chất xơ, có hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Ớt: Chất capsaicin trong ớt có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng của cơ thể hòa tan máu đông, chống lại viêm nhiễm. Capsaicin làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí làm chết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào xung quanh.

Sữa chua: Có hoạt tính chống virut và chống ung thư nhờ kích thích kháng thể.

Các loại hạt: Tất cả các loại hạt chế biến thành các loại thực phẩm đóng gói như ngũ cốc, bột mì và mì ống có chứa axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version