Trang chủ Sức khỏe Nguy cơ ung thư từ mỹ phẩm

Nguy cơ ung thư từ mỹ phẩm

Tại Việt Nam, bệnh ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp nhất., với tỷ lệ trung bình 2,9- 4,5 ca/10.000 dân. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, trong một số mỹ phẩm ẩn chứa nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư đặc biệt là ung thư da.

NguyCoUngThu-MyPham_2

Hóa chất gây ung thư như thế nào?

Vào những năm 90, tại Mỹ, người ta đã thống kê được có hơn 38.000 tổn thuơng có liên quan đến mỹ phẩm cần điều trị, bao gồm: dị ứng, kích ứng da, rối loạn nội tiết, bệnh phồng rộp, loét da và niêm mạc ( hội chứng Steven Jonhson).

Paraben: là chất được sử dụng cho việc bảo quản mỹ phẩm, người tiêu dùng ít khi được thấy in trên nhãn. Nó được phát hiện trong các mô của bệnh ung thư vú. Ngoài ra, paraben còn làm tăng lão hóa da và làm tổn thương AND.

Mineral oil: có thể được biết đến với các biến thể như: petrolatum, paraffinum liquidum,… mineral oil (dầu khoáng), nghe có vẻ rất tinh chất và tự nhiên, nhưng thực chất nó được tạo ra từ dầu mỏ, có tác dụng làm mềm da, song nó lại có thể gây bít lỗ chân lông, tạo mụn và nguy hiểm hơn là gây ung thư da và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

DEA(Diethanolamine)/MEA(monoethanolamine)/TEA(triethanolamine):DEA và MEA là chất tạo bọt, được sử dụng trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. TEA được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm như: mascara, eyeline, foundation, suncreen… Đây là chất gây kích ứng mạnh ở da và mắt. Các chất này rất dễ thấm qua da, tích tụ trong nội tạng, trong não. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

Avobenzone, Benzophenone, PABA: có trong các sản phẩm chống nắng. Nó được biết đến như là nơi sinh ra các gốc tự do và người ta còn tin rằng nó cũng có thể gây ra ung thư hay làm tổn thương AND di truyền.

Triclosan: đây là một hóa chất kháng khuẩn, có công thức hóa học giống chất độc màu da cam. Nó bị nghi ngờ là hóa chất gây ra ung thư ở người.

Benzoyl Peroxide: là hóa chất hay có trong các sản phẩm trị mụn. Nó được Hiệp hội Hóa chất Mỹ đánh giá là tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng gây kích thích sự phát triển của ung bướu và có thể gây biến đổi gen ở người và động vật có vú.

Quaterium-15: là chất bảo quản trong mỹ phẩm. Trong điều kiện nhất định, nó có thể tạo ra formandehyde (một chất gây ung thư ở người).

Nguy hiểm từ tắm trắng và sử dụng các kem tẩy trắng da.

Hóa chất được sử dụng để làm trắng da mà các cơ sở bình dân thường sử dụng là AHA (alpha hydroxy acid), glycolic, lactic, citric, tartaric và malic acid. Những chất này đều có tính tẩy mạnh. Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng loại hóa chất là TCA (trichloroacetic acid)  nồng độ 20 – 35%. Loại hóa chất này có thể gây bỏng da nếu khi sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định. Thậm chí trong một số trường hợp, người ta dùng Phenol với nồng độ 88%, pha lẫn với xà phòng, dầu olive, dầu croton để làm chết toàn bộ lớp biểu bì bên ngoài cùng để da trông có vẻ trắng sáng hơn.

Phenol là chất có hại cho cơ thể, có độc tính cao, có khả năng trực tiếp gây độc cho cơ tim. Thậm chí có thể gây tổn thương gan, thận và dẫn đến sự kích thích làm loạn nhịp tim nếu dùng quá liều. Thông thường cấm chỉ định làm trắng da bằng hóa chất cho người có tiền sử bệnh tim, gan, thận và các hóa chất được sử dụng cũng thay đổi tùy theo bệnh lý. Việc người dùng sử dụng nội tiết tố, thuốc ngừa thai hay các thuốc nhạy cảm với ánh sáng trước khi tiến hành làm trắng da bằng hóa chất cũng có thể dẫn đến sự biến đổi sắc tố không biết trước, thậm chí hình thành sẹo xấu trên da. Khi đã bôi những hóa chất có hại lên da, sau đó lại bọc nilon kín toàn thân chất độc sẽ có cơ hội ngấm qua da, có thể làm phù thận cấp, làm gan bị nhiễm độc hoặc nguy hại hơn là làm tê liệt hệ thần kinh.

Khó phát hiện ung thư da do mỹ phẩm.

Một số nghiên cứu đã chỉ rõ có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư da, trong đó thường gặp hơn là do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời và nguyên nhân khác là sử dụng mỹ phẩm có chứa độc tố Formaldehyde và 1,4 dioxane.

Theo GS.TS Khoa học Trần Văn Sung, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hóa Học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam: “Formaldehyde được xem là chất hoạt động rất mạnh và hiếu chiến. Khi xâm nhập vào cơ thể, Formaldehyde tác dụng với các enzyme, các men, protein gây đột biến làm thay đổi cấu trúc tế bào, làm gãy gene gây ung thư”.

TS. Nguyễn Sỹ Hóa, Phó Viện trưởng Viện da liễu quốc gia cho biết: “ Mỗi năm Viện tiếp nhận 50-60 ca bệnh nhân bị ung thư da và niêm mạc. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa phát hiện bệnh nhân bị ung thư da do sử dụng mỹ phẩm.”

Chưa có kết luận rõ ràng vì theo bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh, Trưởng khoa khám bệnh, Viện da liễu quốc gia: “ Biểu hiện lâm sàng của ung thư da do sử dụng mỹ phẩm, và do bị chiếu tia cực tím là giống nhau. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan đến ung thư da do sử dụng mỹ phẩm chưa đầy đủ, nên khó thấy được sự khác biệt của ung thư da do sử dụng mỹ phẩm khác so với ung thư da do ánh nắng mặt trời”.

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư da là một chỗ biến đổi bất thường của da, ví dụ: một vết loét đau, chảy máu, đóng vảy rồi lành, sau đó lại loét trở lại ngay vị trí này. Dấu hiệu này có thể xuất hiện từ từ, phát triển chậm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Ngoài ra những dấu hiệu như: Đột nhiên gia tăng số lượng và kích thước, đổi màu nốt ruồi, tàn nhang, vết sần trong thời gian ngắn; chảy máu hoặc có cảm giác đau rát ở nốt ruồi, tàn nhang, vết sần… Hầu hết các ung thư da đều gây ra những biến đổi trên một vùng da khu trú. Do vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ trên, người bệnh cần đi khám sớm vì ung thư da ít gây đau nên thường chủ quan.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version