11 lý do dưới đây giúp bạn nhận ra vì sao dù áp dụng nhiều biện pháp khoa học và lành mạnh mà vẫn không thể “đánh bay” các nốt mụn đáng ghét trên mặt.
1. Không vệ sinh điện thoại thường xuyên
Các vi khuẩn và bụi bẩn rất dễ lây lan từ tay vào điện thoại và cuối cùng tràn lên mặt bạn. Đây là một trong những lý do hàng đầu cản trở việc trị dứt điểm các nốt mụn. Nhất là khi bạn hay nghe điện thoại hàng giờ liền mà ít vệ sinh chúng.
2. Thiếu vitamin D
Khi liều lượng vitamin D trong cơ thể bị thiếu hụt, hệ miễn dịch sẽ suy yếu. Hậu quả bạn dễ mắc bệnh hơn, làm vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất là trên làn da sẽ xuất hiện mụn trứng cá. Vì vậy, nên chú ý đến chế độ ăn cung cấp nhiều vitamin D, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm hoặc chiều tối, bổ sung thêm viên uống theo chỉ định của bác sĩ da liễu…
3. Thiếu probiotics
Probiotics hay còn gọi là lợi khuẩn rất có ích cho quá trình điều trị mụn. Thiếu probiotics có thể làm rối loạn hoạt động của các vi khuẩn của đường ruột, gây nổi mụn trên da. Tuy nhiên, việc dùng các chế phẩm sinh học bổ sung probiotics lại cần thời gian dài, chỉ cho tác dụng từ từ sau vài tuần sử dụng. Nếu bổ sung probiotics từ các chế phẩm sinh học không mang lại hiệu quả như ý, bạn cần tham khảo bác sĩ da liễu để dùng các viên nang cho tác dụng nhanh hơn. 4. Nước dùng chứa tạp chất
Các dư chất kim loại tích tụ trong nước có thể làm giảm hoặc triệt tiêu độ PH trên da mặt bạn. Khi mất đi độ pH, các loại dầu bảo vệ da bị tổn thương làm phơi bày lớp biểu bì và gây nên mụn.
Ngoài ra, kim loại và khoáng chất dư thừa trong nước có thể tích tụ ở lỗ chân lông sau khi rửa mặt. Các chất này kết hợp với mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn làm vết mụn càng lan rộng và khó kiểm soát hơn.
5 Uống quá nhiều cà phê
Cà phê làm tăng nồng độ axit, phá vỡ thế cân bằng pH trong cơ thể và tạo ra tình trạng viêm trên da. Các biểu hiện viêm da rất khác nhau, thường gặp nhất là xuất hiện mụn quanh miệng.
Do đó, tránh dùng quá nhiều cà phê trong ngày. Chuyển sang uống chè xanh và tăng cường hấp thụ nước thay cho cà phê cũng giúp bạn nhanh sở hữu làn da sạch mụn, trắng sáng và mịn màng hơn.
6. Trang điểm đậm và dày phấn
Quá nhiều lớp phấn trên da rất dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, ngăn thoát mồ hôi, thu hút bụi bẩn và là tác nhân làm cho tình trạng mụn thêm trầm trọng. Các nốt mụn sẽ tệ hơn nếu bạn giữ nguyên khuôn mặt đầy phấn trong suốt một ngày hè nóng oi bức như hiện nay. Thay thế kem che khuyết điểm, phấn nền, phấn phủ chỉ với loại kem nền nhẹ, như BB, CC cream giúp giảm thiểu tác hại của việc trang điểm quá dày.
Song song đó, cần thực hiện tẩy trang đúng cách trước khi ngủ. Bắt đầu với chất tẩy rửa dầu và tiếp theo
7. Mất ngủ
Lướt web, đọc báo từ smart phone, laptop, máy vi tính thậm chí đơn giản là xem ti vi trước khi ngủ có thể phá vỡ cơ chế cân bằng giấc ngủ của cơ thể. Các tần số sóng điện từ cũng di chuyển qua cơ thể , dẫn đến thay đổi nhịp sinh học, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Kết quả là bạn trằn trọc suốt cả đêm. Ngoài sức khỏe bị kiệt quệ, “nạn nhân” dễ thấy nhất chính là làn da của bạn. Không chỉ nhanh chóng bị nhăn nheo, chảy xệ, mất ngủ kéo dài còn dễ làm nảy sinh nhiều loại mụn xấu xí trên mặt. 8. Ăn quá nhiều đường và tinh bột
Tiêu thụ quá nhiều đường, bánh mì và tinh bột chế biến làm tăng chỉ số đường huyết và thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều dầu hơn. Thực phẩm loại này cũng gây hiệu ứng phá vỡ tế bào da, suy yếu liên kết collagen và elestin làm xuất hiện các nếp nhăn. Quan trọng hơn, các loại men trong bánh mì cũng tạo ra vi khuẩn có hại trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tác động tiêu cực lên các nốt mụn, làm chúng trầm trọng và lây lan nhanh hơn.
9. Thay đổi mỹ phẩm quá thường xuyên
Mỗi loại mỹ phẩm cần được thử nghiệm trên da ít nhất từ 1 đến 2 tuần. Đây là khoảng thời gian cần thiết để xác định chúng có phù hợp và hiệu quả với da của bạn hay không, trước khi chuyển qua dùng loại khác.
Thay đổi sản phẩm làm đẹp liên tục có thể làm mất độ cân bằng pH trên da, làm mụn phát sinh và “bùng nổ” nhiều hơn nữa.
10. Lạm dụng sản phẩm trị mụn
Khi dùng quá nhiều và dài ngày các sản phẩm trị mụn có thể làm cho làn da bị khô. Da quá khô sẽ làm hỏng lớp màng bảo vệ, từ đó vi khuẩn dễ tích tụ và tấn công lỗ chân lông. Tình trạng mụn vì thế càng khó kiểm soát.
11. Sử dụng kem chống nắng có chứa thành phần gây kích ứng da
Mùa hè là thời điểm bạn đối mặt với nguy cơ bị mụn nhiều hơn nếu dùng kem chống nắng không phù hợp. Cụ thể, các loại kem chứa thành phần avobenzone vốn liên quan đến kích ứng và viêm da có thể gây mụn hoặc làm vết mụn thêm lan rộng.
Nếu sở hữu làn da đặc biệt nhạy cảm, bạn cần cẩn thận khi lựa chọn kem chống nắng an toàn và không chứa avobenzone.