Trang chủ Nhiếp ảnh Sử dụng Filters màu với ảnh đen – trắng

Sử dụng Filters màu với ảnh đen – trắng

Hình như một số “cao thủ đầu mưng mủ” trong lĩnh vực chụp phim (hi, sorry các cao thủ :D), nhất là phim đen trắng (chỉ xét trên phạm vi địa lý là ở ta thôi) đã nói một câu đại loại như là: chơi phim đen trắng thì phải chơi cùng filter thì mới thú vị.

su-dung-filter-voi-anh-den-trang_1

Điều này hình như rất đúng và khá dễ để kiểm chứng. Ví dụ như khi xem bức ảnh “Tàn phiên” của @gianker hoặc các tập sách ảnh đen trắng của các cụ ngày xưa, hiệu ứng của filters màu rất rõ nét và thú vị.

“Half Dome”, Ansel Adams 1927 (with yellow filter)

Chắc sẽ không tới mức bị chê là lẩm cẩm nếu đặt vấn đè tìm hiểu một chút về nguyên lý của việc sử dụng filters cho phim đen-trắng bởi vì những bài viết như thế này các bạn bè thế giới viết khá nhiều.

TỔNG QUAN

Trong ảnh phim đen trắng, filters được sử dụng để kiểm soát sự thể hiện của màu sắc thực tế được thể hiện thông qua sắc độ so với thang xám của ảnh.

Phim đen trắng được cấu tạo để bắt được tất cả các bước sóng của ánh sáng thông thường nhưng không có khả năng tái tạo lại được các hiệu ứng như ở mắt người. Việc sử dụng các kính lọc màu (filters màu) sẽ điều chỉnh lại các sắc độ để thể hiện màu sắc đa dạng ở tự nhiên trên ảnh. Ngoài ra là filters Polarising (PL, CPL) hay được sử dụng để tăng sự chi tiết của bầu trời và lọc đi những phản sạ không kiểm soát được từ ánh sáng tự nhiên.

NGUYÊN LÝ THÔ SƠ

filter màu gì sẽ làm giảm sắc độ của chính màu đó và làm tăng sắc độ của màu tương phản trên ảnh đen trắng.

FILTER VÀNG

Filter màu vàng luôn được sử dụng nhiều nhất đối với những người chơi phim đen-trắng. Loại filter này tạo ra sự cân bằng tốt nhất cho các hiệu ứng của phim nên rất dễ sử dụng.

Thường gặp nhất là việc sử dụng filter vàng để làm nổi bật mây trên nền trời bằng cách tăng sắc độ của nền trời xanh (blue) từ đó tăng hiệu ứng phân biệt bằng thị giác giữa nền trời sắc sẫm và mây trắng trên ảnh. Filter vàng cũng sẽ tăng độ chi tiết của sương, khói trong ảnh.

Nguyên lý chung: filter vàng sẽ làm tăng sắc độ (làm đậm hơn) màu xanh dương (blue); giảm nhẹ sắc độ (làm sáng hơn) các màu xanh lá, vàng, cam và đỏ. Điều này sẽ làm cho sự phân biệt các màu sắc của thực vật và động vật được thể hiện qua ảnh đen trắng rõ rệt và gần với tự nhiên hơn.

Cuối cùng, filter vàng tiêu chuẩn là filter số 2 (làm giảm đi 1 stop ánh sáng hay một khẩu) bạn nên kiểm tra lại thông số kỹ thuật của nhà sản xuất để điều chỉnh khi chụp. Trừ trường hợp bạn sử dụng máy ảnh SLR có đo sáng trực tiếp qua ống kính.

FILTER ĐỎ

Filter đỏ được sử dụng trên rất nhiều ảnh để tăng các sắc độ cao (đậm) và gây ấn tượng. Filter đỏ cho ra các hiệu ứng tinh tế hơn việc sử dụng filter vàng và cam. Với filter này, bầu trời màu xanh (blue) sẽ trở nên đen đậm trên ảnh, tạo ra hiệu ứng như sắp sửa giông bão; Những bức ảnh pha trộn nhiều loại vật liệu sẽ tại ra được hiệu ứng mạnh và rõ hơn; Mây, mù cũng sẽ trở nên sắc nét hơn.

Trong một ví dụ cụ thể về chụp hoa, sắc độ của của bông hoa và cành lá không chênh lệch nhau quá nhiều, nhưng khi có filter đỏ, sắc độ giữa hai phần trên của hoa sẽ có sự chênh lệch khá mạnh và thú vị.

Filter đỏ được quan niệm là một thiết bị chuyên nghiệp và việc tạo hiệu ứng đậm, cảm giác mạnh là khả năng mà duy nhất loại filter này dễ dàng đạt được.

Filter đỏ tiêu chuẩn là filter số 4 đến 5 và cũng được các máy tự động đo sáng qua ống kính tự động điều chỉnh; nếu tự điều chỉnh bằng tay, cần phải cộng thêm 1 đến 2 stops khi chụp.

FILTER CAM

Filter cam mang lại hiệu ứng mạnh hơn so với những gì đạt được từ filter vàng và hiệu ứng nhẹ hơn so với filter đỏ. Rất đơn giản để lựa chọn!

Filter cam tiêu chuẩn là filter số 4 và bạn phải cộng thêm 1 stop khi chụp.

FILTER XANH LÁ

Màu xanh lá là màu đối lập với màu đỏ và tác dụng của filter màu này cũng sẽ ngược lại với filter màu đỏ trong ví dụ về hoa và lá. Đặc biệt đối với lá cây, filter này có tác dụng làm giảm sắc độ (làm sáng lên) lá cây do vậy filter xanh lá hầu như được sử dụng phổ biến để chụp ảnh đen-trắng với lá cây. Với filter này, một bức ảnh với nền lá cây, nhất là lá màu xanh đậm sẽ trở nên sáng sủa và tự nhiên hơn rất nhiều.

Filter xanh lá là filter số 2, khi chụp bạn có thể bù thêm 1 stop hoặc không cần bù thêm tùy từng điều kiện.

FILTER XANH DƯƠNG

Filter xanh dương không thông dụng với ảnh đen-trắng. Nó chỉ có tác dụng tăng sự mềm mại của bức ảnh do làm tăng hiệu quả của mây, mù. Filter này làm cho màu xanh dương sáng lên, màu vàng tối đi, màu cam và màu đỏ được phân biệt rõ hơn trên ảnh đen-trắng.

Filter màu xanh dương cũng là filter số 2 như filter xanh lá.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version