Thuật ngữ ‘macro’ có nghĩa là ‘lớn’, trong khi đó ‘micro’ lại có nghĩa là ‘nhỏ’. Vậy làm thế nào hai thuật ngữ này lại có liên quan đến nhau? Nếu đối tượng bạn đang chụp nhỏ và bạn muốn nó trông có vẻ lớn trong bức ảnh của mình, bạn có được một góc nhìn ‘macro’ của một đối tượng ‘micro’. Còn Close up thì sao?
Điểm khác biệt của nghệ thuật nhiếp ảnh ‘macro’, ‘micro’ và ‘close up’ là gì?
Những người người mới tìm hiểu về nhiếp ảnh sẽ khó có thể hiểu rõ ràng về các thuật ngữ ‘macro’, ‘micro’ và ‘close up’ trong nhiếp ảnh và không biết sự khác biệt giữa chúng ra sao. Với những người mới bắt đầu, macro và micro thường giống nhau, hãng Nikon đặt tên cho dòng ống kính macro với cái tên ‘micro’. Canon thì ngược lại, gọi chúng là ống kính ‘macro’.
Ví dụ, ống kính macro đỉnh của Nikon có tên là AF-S VR Micro-Nikkor 105mm f/2.8G IF-ED lens. Hãy chú ý thuật ngữ ‘micro’ trong cái tên này. Còn ống kỉnh macro đỉnh của Canon lại có tên Canon EF 100mm f/2.8 macro lens. Trong trường hợp này, không có thuật ngữ ‘micro’ mà chỉ có ‘macro’.
Trong nhiếp ảnh, macro và micro có nghĩa là gì?
Thuật ngữ ‘macro’ có nghĩa là ‘lớn’, trong khi đó ‘micro’ lại có nghĩa là ‘nhỏ’. Vậy làm thế nào hai thuật ngữ này lại có liên quan đến nhau?
Nếu đối tượng bạn đang chụp nhỏ và bạn muốn nó trông có vẻ lớn trong bức ảnh của mình, bạn có được một góc nhìn ‘macro’ của một đối tượng ‘micro’.
Thế nào là thuật nhiếp ảnh macro (micro)?
Thuật nhiếp ảnh macro là thuật nhiếp ảnh được chụp với một ống kính macro chuyên dụng. Một ống kính macro thật sự có khả năng đạt được ít nhất một tỉ lệ phóng đại 1:1. Một chiếc máy ảnh có thuật ngữ ‘macro’ được viết trên ống, không có nghĩa là đó là một ống kính macro thật sự. Cả hai dòng ống kinh Nikon và Canon được nhắc đến ở trên, đều là những ống kính macro thật sự.
Làm thế nào để nhận diện một ống kính macro thật sự?
Như đã nói ở trên, một ống kính macro thật dành cho máy DSLR có độ phóng đại ít nhất là 1:1. Độ phóng đại này thường được viết trên ống kính hoặc trong tài liệu hướng dẫn kèm theo. Chú ý: Khẩu độ f không phải là thông số chúng ta đang nói ở đây. Ví dụ, một ống kính macro dùng để chụp ảnh chuồn chuồn phía trên có độ mở khẩu tối đa là f/2.8. Tuy nhiên, nó có độ phóng đại 1:1, điều này làm cho nó trở thành một ống kính macro thật sự. Trên phương diện kỹ thuật, tỉ lệ này được đo bằng kích thước đối tượng xuất hiện trên cảm biến của máy ảnh. Một ống kính với độ phóng đại 1:1 có nghĩa là đối tượng xuất hiện với kích thước như ngoài đời thật trên cảm biến. Một ống kính macro với độ phóng đại 2:1 cho phép đối tượng trên cảm biến lớn hơn 2 lần so với thực tế. Tương tự, một ống kính 1:2 sẽ cho hình ảnh trên sensor chỉ bằng một nửa kích thức thật. Vì thế ống kính 1:2 không phải là ống kính macro thật sự.
1:1 hoặc 2:1: ống kính macro thật sự.
1:2 thì không phải là ống kính macro thật.
Thuật nhiếp ảnh ‘close up’ là gì?
Thuật nhiếp ảnh ‘close up’, có thể gọi là thuật nhiếp ảnh cận cảnh, là việc chụp một đối tượng như bông hoa, côn trùng trong khoảng cách gần, vì thế đối tượng ấy sẽ chiếm đầy khung hình của bạn. Nói cách khác, đó là hành động chụp cận cảnh với khoảng cách gần. Điều này có thể làm với bất cứ ống kính nào, thậm chí là một ống kính tele 300mm.
Thuật nhiếp ảnh ‘macro’ là một phần thiết yếu của thuật nhiếp ảnh ‘close up’. Tuy nhiên, thuật nhiếp ảnh ‘close up’ không phải lúc nào cũng là thuật nhiếp ảnh ‘macro’. Ví dụ, nếu bạn có một ống kính không phải ống kính macro thật sự, mà chỉ có thiết lập chế độ macro (như rất nhiều dòng máy compact ngày nay), thì tác phẩm của bạn thường sẽ là ‘close up’, chứ không phải là macro chính thống.
Làm thế nào để nhận ra điểm khác biệt giữa thuật nhiếp ảnh macro và close up?
Chụp được những chi tiết nhỏ nhất, đến từng chân tơ kẽ tóc, là một trong những điểm khác biệt chính của thuật nhiếp ảnh macro / micro so với close up.
Những ống kính macro có lí do để có giá đắt. Bởi vì, một ống kính macro thật sự cho phép người chụp có được những chi tiết cụ thể hơn những cái khác có thể làm được. Ví dụ, râu của một loài côn trùng, hay những mắt đơn cấu tao nên mắt kép của một số loài côn trùng.
Xem xét hai bức ảnh dưới đây. Tấm đầu tiên là một ví dụ điển hình cho thuật chụp cận cảnh, được chụp với một ống kính tele của Nikon. Trong khi đó, tấm thứ hai lại là một bức ảnh macro, cho chúng ta độ phóng đại lớn hơn và thấy được những chi tiết vô cùng nhỏ.