Trang chủ Sức khỏe Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng uống nước nhiều

Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng uống nước nhiều

Uống quá nhiều nước làm cho trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nhiễm độc nước có thể gây nguy hiểm cho tính mạng là lời khuyên của các bác sỹ tại trung tâm nhi khoa Johns Hopkins Children ở Baltimore, Mỹ.

Nuoc-uong-cho-tre-so-sinh

Các bác sỹ tại tại trung tâm nhi khoa Johns Hopkins Children ở Baltimore – Mỹ đã nhắc nhở các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Uống quá nhiều nước làm cho trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nhiễm độc nước có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

“Thậm chí ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, trẻ cũng có phản xạ khát nước. Khi chúng khát nước chúng cần được cho uống, nhưng không phải là nước mà chất lỏng chúng cần được cho uống nhiều hơn là sữa mẹ hoặc sữa công thức”, Tiến sĩ nhi khoa Jennifer Anders chia sẻ với tờ Reuters Health.

Do còn nhỏ nên chức năng thận của bé chưa thực sự trưởng thành, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bé phải tự giải phóng natri cùng với lượng nước dư thừa trong cơ thể. Mất natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não do đó những triệu chứng ban đầu của việc bị nhiễm độc nước có thể bao cáu kỉnh, quấy khóc, rơi vào trạng thái ngủ lơ mơ kèm theo những thay đổi tâm thần. Ngoài ra bé có thể mắc các triệu chứng khác như thân nhiệt thấp, phù hoặc sưng ở mặt, và co giật.

“Các triệu chứng này thường không biểu hiện rõ. Các triệu chứng thường khó nhận biết, tuy nhiên những cơn co giật thể là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Nếu trẻ được chăm sóc y tế kịp thời, những cơn co giật có thể sẽ không để lại hậu quả lâu dài”, bà chia sẻ thêm

“Tuyệt đối không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Các bậc cha mẹ cũng nên tránh việc pha loãng sữa công thức, hoặc không tuân theo công thức đã ghi sẵn trên hộp,  hoặc cho trẻ uống đồ uống có chứa chất điện phân”

Tuy nhiên, đối với những trẻ lớn hơn trong một số trường hợp có thể  bổ sung một lượng nước hợp lý như khi trẻ bị táo bón, thời tiết quá nóng, nhưng các bậc cha mẹ không được tự ý làm việc này mà phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ nhi. Và nếu trẻ có các triệu chứng bị “nhiễm độc nước”, hoặc co giật thì cần đưa ngay trẻ tới trung tâm y tế để kịp thời xử lý.

Dấu hiệu bé đang bị nhiễm độc nước phổ biến:

– Mặt sưng lên.

– Nhiệt độ cơ thể dưới 36 độ C.

– Khó chịu bất thường.

– Không hoạt náo, chú ý.

– Tầm nhìn có thể bị mờ.

– Chuột rút cơ bắp, co giật, thở không đều.

– Buồn ngủ bất thường.

– Thay đổi hoạt động của não và thậm chí có thể dẫn cơn động kinh hoặc co giật. Trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến hôn mê.

Lượng nước khuyến cáo:

– Trẻ sơ sinh 0-6 tháng: Chỉ nên bú mẹ hoặc sữa công thức. Tuyệt đối không cho uống  nước

– Trẻ từ 6-12 tháng: Nên bú mẹ và uống sữa công thức kèm với 120ml- 180ml nước ép trái cây và nước không quá 240ml/ngày.

– Trẻ đang tập đi: Có thể cho uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và rau quả có nhiều nước.

Tổ chức UNICEF cho biết, thông thường, trẻ em dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ đầy đủ mà không cần phải bổ sung bất cứ loại thực phẩm và đồ uống nào bao gồm cả nước. Các chuyên gia của tổ chức này cho rằng, trong sữa mẹ đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm và nước bên ngoài là không cần thiết. Hơn nữa, trong sữa mẹ có chứa tới 87,5% là nước. Lượng nước này đủ để đáp ứng các nhu cầu cho cơ thể trẻ. Chính vì thế mà các bà mẹ không cần thiết phải bổ sung nước cho con mình.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version