Chân váy đuôi cá là một item thời trang được nhiều chị em yêu thích. Thay vì đi mua mà bạn hoàn toàn có thể tự may cho mình một chiếc từ công thức cắt may chân váy chi tiết dưới đây!
Với dáng ôm từ cạp xuống và có phần xòe ở dưới, chân váy đuôi cá trở nên “duyên dáng” hơn bao giờ hết. Từ đó, chúng cũng giúp các “thân chủ” của mình trông điệu đà hơn. Thêm nữa, đặc điểm ôm từ trên cạp xuống đến giữa đùi hoặc đến đầu gối giúp tôn đường cong cho người mặc.
Không chỉ đẹp mà cách cắt may chân váy đuôi cá này cũng không quá phức tạp, chỉ cần bạn biết cắt may cơ bản là có thể học và làm theo.
Đây là một trong những chiếc chân váy đuôi cá
duyên dáng gợi ý cho bạn thực hiện may
Vậy còn chần chừ gì nữa mà không mang sách bút ra ghi ngay công thức cắt may vào, rồi đi tìm vải phù hợp may cho mình một chiếc nhé!
1. Cách đo để may chân váy đuôi cá
Trước khi đo và tính vải để may chân váy đuôi cá này, bạn hãy tham khảo đặc điểm, hình dáng khái quát của chiếc chân váy nhé! Chân váy gồm hai mảnh, nẹp lưng rời khóa cạnh, chân váy được thiết kế dáng ôm từ trên xuống, đến đầu gối xòe rộng hơn.
Cách đo:
– Dài váy (DV): đo từ ngang eo xuống qua gối (dài – ngắn tùy ý thích của bạn hoặc khách).
– Hạ mông (HM): đo từ eo xuống khoảng 14 – 15cm tùy theo sở thích.
– Hạ gối (HG): đo từ eo xuống gối thường từ khoảng 45 – 47cm.
– Vòng eo (VE): đo vừa sát quanh eo.
– Vòng mông (VM): đo vừa sát chỗ lớn nhất của mông.
– Số đo mẫu: DV64 – HM14 – HG47 – VE68 – VM88
Hình ảnh sản phẩm chuẩn cho dáng chân váy
đuôi cá theo công thức cắt may trong bài
2. Công thức cắt may thân trước của chân váy đuôi cá
– Gấp đôi vải theo chiều dọc, hai mặt vải úp vào nhau.
– Dài váy AD phải là sống liền.
– Đo chiều ngang gấp vải =M/4 +2cm – 3cm.
– AB hạ mông = 14cm.
– AC hạ gối = 47cm.
– AA1 rộng eo = E/4 + 2cm.
– BB1 rộng mông =M/4.
– CC1 = M/4 – 2cm.
– DD1 = M/4 +1cm.
– Vạch hơi cong A1 cuống B1 à C1 xuống D1.
– Giảm cạp từ A xuống A2 bằng 1,5cm – 2cm A.
– Vạch hơi cong A1 xuống 2.
– Đường cắt:
- Phần cạp để chừa đường may 0,6cm.
- Đường sườn váy để chừa đường may 1,5cm.
Hình vẽ thân trước, thân sau của chân váy đuôi cá
3. Công thức cắt may thân sau của chân váy đuôi cá
– Gấp đôi vải theo chiều dọc, hai mặt phải áp vào nhau.
– Đường ad là sống liền.
– Đo chiều ngang gấp vải =M/4 +3cm – 4cm.
– Sang dấu các đường kẻ ngang A, B, C ta có các điểm a, b, c tương ứng.
– aa1 rộng mông eo =E/4 +2cm (ly).
– bb1 rộng mông =1/4M +1cm.
– cc1 rộng đường chắp chân váy =M/4 – 1cm.
– dd1 rộng chân váy =M/4 +2cm.
Vạch hơi cong từ a1 xuống b1, c1 và d1.
– a và a’ = 1cm vạch thoải a’ xuống b.
Kẻ vẽ chiết ly:
– aa1/2 có điểm chiết n chiều dài chiết =9cm, vạch chiết to 2cm.
– Đường cắt tương tự như thân trước.
Các chi tiết phụ:
– Cạp, lót, bản rời chân váy:
+) Bản rời chân váy: Dài bản dời chân váy = dd1 +10cm đến 15cm. Rộng bản rời của chân váy: 12cm.
+) Lót cạp:
Dài cạp =E/4 +5cm (bổ từ ly).
Hình vẽ thiết kế thân sau của chân váy đuôi cá
4. Quy trình may chân váy đuôi cá
– Sang phấn các chiết eo.
– May chiết eo.
– Ráp đường hông: một bên ráp suốt một bên để chừa lại 15cm để gắn khóa.
– May, tra cạp.
– Gắn khóa bên đường hông (khóa giọt lệ): Rẽ đường may ở hông váy sang hai bên (một bên sát đường phấn vẽ, một bên loe khỏi đường phấn độ 3 ly). Đặt khóa vào máy đính.
Đây là một dáng chân váy bó phù hợp với những
cô nàng cao ráo, dáng người thanh mảnh
Với những cô nàng “chân ngắn” hơn chút, bạn cũng có thể may chiều dài váy ngắn như này cho phù hợp. Khi may váy ngắn hơn thì phần xòe sẽ ở giữa đùi
Kiểu chân váy đuôi cá này sử dụng vải thô nhưng cũng
khá bó sát, dành cho những cô nàng mảnh mai
Chân váy đuôi cá không chỉ giúp tôn dáng mà còn dễ dàng trong việc mix đồ. Chúng đều toát lên vẻ đẹp khi mix cùng bất kỳ chiếc áo nào.
Lời khuyên:
Chart may váy và công thức may váy đuôi cá này sẽ cho ra sản phẩm có phần bên dưới hơi xòe rộng hơn chút so với bên phần ôm ở trên (giống hình vẽ sản phẩm trong bài).
Còn nếu bạn muốn xòe có phần bồng bềnh như mẫu thật chúng tôi sử dụng thì cần tạo thêm độ xòe và phồng nhé!