Ngày Tết cổ truyền bao giờ cũng có nhiều món để lựa chọn, nhưng phổ biến vẫn là những món ăn được làm từ thịt. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người mà chọn cách ăn cho phù hợp. Người có bệnh lý mãn tính chỉ nên chọn cá với ít trứng, có thể ăn thịt nạc, không ăn mỡ…
Ăn bánh tét, bánh chưng nên kèm theo rau sống
Ngày Tết không thể nào thiếu bánh chưng, bánh tét. Thành phần của hai loại bánh này giống nhau, gồm có nếp, thịt mỡ và đậu xanh. Món ăn này rất giàu năng lượng, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt) và thực vật (đậu xanh). Chỉ với một góc bánh chưng hoặc khoanh bánh tét kèm thêm một ít dưa món là có thể lót dạ nhanh gọn và ngon lành.
Ăn nhiều măng để hạn chế hấp thu mỡ
Món canh cũng không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết. Các món canh thường được chọn trong những ngày này thường là canh khổ qua hầm hoặc canh măng hầm giò heo.
Nấu thịt kho trứng nên kèm cá lóc
Thịt kho trứng là món “tủ” của nhiều gia đình cho những ngày không đi chợ vào dịp Tết. Món này hấp dẫn nhờ sự hòa quyện vị ngọt tinh khiết của nước dừa kết hợp với vị mặn đậm đà của nước mắm ngon cùng vị béo ngọt của thịt mỡ và trứng. Đây là món ăn ngon và rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, do thịt mỡ chứa nhiều chất béo no, cung cấp nhiều năng lượng, kết hợp với trứng có hàm lượng cholesterol cao nên sẽ bất lợi cho người cao tuổi, người thừa cân béo phì, người có bệnh tim mạch và cholesterol trong máu cao.
Ăn dứa sau bữa ăn giúp tiêu hóa tốt
Ăn dứa sau bữa chính sẽ giúp tiêu hóa rất tốt bữa ăn giàu đạm. Bưởi, dưa hấu, thanh long, táo, quýt là những trái cây chưng Tết rất đẹp, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.