Trang chủ Sức khỏe Những cách nấu cháo sai lầm của các mẹ

Những cách nấu cháo sai lầm của các mẹ

Nấu cháo không đúng cách trong một thời gian sẽ ảnh hưởng đến phát triển của trẻ. Trẻ thậm chí bị béo phì hay còi cọc, thiếu vitamin thậm chí suy dinh dưỡng. Mẹ hãy lưu ý cách nấu cháo sai lầm để tránh nhé!

ChaoChoBe_2

1. Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.

2. Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ

Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia giảm có hương vị quá nồng. Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé.

3. Dùng nước hầm xương nấu cháo

Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các bà mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này. Hậu quả là  không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân.

Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

4. Không cho dầu ăn vào cháo

Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến con bị đau bụng là suy nghĩ sai lầm bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.

Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt

Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.

Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.

Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè”

Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.

Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn và cũng không nên thường xuyên mua cho bé.

5. Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.

Cho trẻ ăn quá nhiều đạm


Trẻ ăn quá nhiều đạm lại không tốt vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc.

Mặc dù chất đạm rất quan trọng với sức khoẻ trẻ em, nhưng trẻ ăn quá nhiều đạm lại không tốt vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Nó làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Thức ăn trẻ hấp thu sẽ khó tiêu hóa, dẫn đến trẻ chán ăn, táo bón. Mặt khác, khẩu phần ăn của trẻ cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Bởi vậy, nếu ăn nhiều đạm khiến trẻ khó hấp thu các loại vitamin, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể vì chất đạm sinh rất ít năng lượng.

Trẻ dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong 1 ngày là 20 – 22g; trẻ từ 6 – 12 tháng cần từ 23 -25g; trẻ từ 1-  3 tuổi cần từ 28 –  30g; trẻ từ 4 -6 tuổi cần từ 36 –  40g; trẻ từ 7 –  9 tuổi cần từ 40 –  45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu đạm là 50 – 60 gam.

Vì vậy, muốn tốt cho con, hãy nhớ kết hợp hài hòa chất xơ, chất đạm… trong việc chế biến đồ ăn cho bé.

Trên đây là những lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.

Vì vậy, nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân thì nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa.

Đánh giá bài viết
Exit mobile version