Ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngủ ngon là “liều thuốc bổ” tốt cho da, cân nặng, sức khỏe, tinh thần và nói chung là toàn bộ cơ thể bạn. Thế nhưng không phải ai cũng “may mắn” có được giấc ngủ ngon và ngủ sâu.
1. Phòng của bạn quá sáng
Để có được giấc ngủ ngon thì phòng ngủ của bạn không nên có bất kỳ tia sáng nào dù là do ánh sáng tự nhiên hay từ bất kì thiết bị điện tử nào.
Khi đôi mắt của bạn điều chỉnh phù hợp với tia sáng nhẹ suốt đêm, thì não của bạn bị đánh lừa suy nghĩ rằng đây là lúc thức đồng thời khiến cho tuyến tùng giảm lượng hóc môn melatonin – hóc môn làm cho bạn dễ ngủ và làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn.
2. Tập thể dục quá muộn
Nếu bạn tập thể dục trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ thì bạn sẽ kích thích sự trao đổi chất, gây ra hiện tượng bồn chồn và thức giấc suốt đêm. Để tránh mất ngủ vì nguyên nhân này, bạn hãy cố gắng tập thể dục vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều nhé!
3. Uống rượu quá muộn
Chúng ta có xu thế xem rượu như là một liều thuốc ngủ; tuy nhiên nó thực sự gây trở ngại cho chuyển động mắt nhanh (REM) khi ngủ, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau.
4. Nhiệt độ phòng quá cao
Cơ thể và não của bạn muốn được thư giãn khi đi ngủ, tuy nhiên nếu phòng ngủ của bạn quá nóng, cơ thể bạn sẽ khó giảm thân nhiệt và vì vậy bạn sẽ cảm thấy khó ngủ hơn.
Sử dụng điều hòa hoặc quạt gió để tạo cảm giác mát mẻ trong phòng ngủ sẽ giúp bạn dễ dáng đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh vì nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
5. Dùng quá nhiều cafein
Nếu bạn là người nghiện café, hãy uống loại đồ uống này vào buổi sáng và không nên uống quá 1 tách mỗi ngày để tránh mất ngủ vì thời gian tiêu thụ hết cafein phải mất đến 10 tiếng kể từ khi bạn uống nó.
6. Xem tivi đến khi buồn ngủ
Đây là cách làm không hay vì một số lý do. Đầu tiên, việc quan sát tivi làm kích thích hoạt động của não, điều này đối lập với những gì não bạn cần để có một giấc ngủ ngon. Thứ hai, ánh sáng phát ra từ tivi khiến não bạn tỉnh táo.
7. Cố gắng giải quyết vấn đề lúc nửa đêm
Mọi người thi thoảng rất tỉnh táo lúc nửa đêm, và vì thế mà điều đầu tiên nảy lên trong đầu chúng ta là đang lo lắng về vấn đề gì đó. Bạn nên ngừng suy nghĩ đến những thứ tác động mạnh đến bạn mà nên hướng tới những suy nghĩ tới những thứ ít phiền phức hơn.
8. Ăn quá nhiều protein trước khi ngủ
Protein cần nhiều năng lượng để tiêu hóa, làm cho bộ máy tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại trong khi bạn đang nỗ lực đi ngủ – một sự phối hợp nguy hiểm. Tốt hơn là bạn nên có một bữa ăn nhẹ trước khi ngủ.
9. Hút thuốc trước khi ngủ
Thực tế thì thuốc lá là một chất kích thích. Chỉ cần bạn hút thuốc trước khi đi ngủ, thì việc bị thức dậy trong đêm là không thể tránh khỏi, nó cũng như là việc bạn uống 1 tách café vậy.
10. Thay đổi hóc môn
Mức độ không ổn định của hóc môn progesterone và estrogen (hóc môn của nữ) trong suốt kỳ kinh nguyệt của bạn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn có thể nhận biết được điều này, đặc biệt là khi thức dậy vào ban đêm.
11. Dạ dày bạn đang kêu ọc ạch
Việc lên giường với chiếc dạ dày rỗng tuếch sẽ làm cản trở giấc ngủ của bạn. Bởi sự đau quặn của cơn đói sẽ đánh thức bạn. Những nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng những người đang cố gắng giảm cân có thể thức dậy thường xuyên vào ban đêm hơn những người bình thường.
12. Tiếng ngáy ngủ của vợ/chồng bạn
Tiếng ngáy có thể đạt đến 80 dB (decibels), to bằng tiếng máy xay sinh tố. Cho dù bạn đi ngủ thì tiếng ngáy này có thể sẽ yếu đi hoặc to lên suốt cả đêm và đánh thức bạn dậy ngay khi giấc ngủ đang ở trạng thái yên tĩnh nhất.
13. Bạn đang ngủ với bét, ve
Bạn có thể đang chia sẻ giường của mình ở bất kỳ đâu với khoảng 500 đến 50 triệu con bét, ve nhỏ và phần còn lại chúng có thể gây ra dị ứng từ nhẹ đến nặng. Để giảm thiểu dị ứng, hãy dùng máy hút bụi thường xuyên; dùng vải lanh để ngăn chặn chúng và thay đệm nếu chúng có tuổi thọ hơn 10 năm. Cuối cùng, mở cửa sổ và cửa ra vào, tăng lượng không khí lưu thông trong phòng bạn là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu lượng bét, ve.