Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSức khỏeNhững điều cần biết về viêm dạ dày - tá tràng

Những điều cần biết về viêm dạ dày – tá tràng

Một trong những biểu hiện thường hay gặp nhất trong các bệnh lý của đường tiêu hóa trên chính là Hội chứng dạ dày tá tràng.

Trong quá trình khám và chữa bệnh, hầu như 80% bệnh nhân tới khám và chữa trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa vì hội chứng này.

Viem-loet-da-day_1Hội chứng dạ dày tá tràng bao gồm nhiều triệu chứng, nếu bạn cảm thấy: đau vùng thượng vị; ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn thậm chí nôn hay ợ hơi sau khi ăn… cũng đồng nghĩa với việc dạ dày bạn có vấn đề với hội chứng này. Bệnh nhân thường cho rằng “ bao tử tôi có vấn đề” nhưng không biết rõ rằng, về biểu hiện lâm sàng, hội chứng dạ dày tá tràng được chia làm hai nhóm bệnh lý lớn, đó là: hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý (loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày do nhiễm vi trùng H. pylori…) và hội chứng dạ dày tá tràng chức năng.

Viem-loet-da-day_2Đau tức vùng thượng vị là một trong những biểu hiện của bệnh

Về hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý: khi bạn có các triệu chứng báo động như ói sau khi ăn, sụt cân, đi tiêu ra máu, thiếu máu hoặc bác sỹ kết luận bạn có hội chứng dạ dày tá tràng kéo dài sau 40 tuổi, lúc này chắc chắn bạn cần phải được nội soi dạ dày tá tràng nhằm sớm phát hiện các bệnh lý của dạ dày. Một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là viêm dạ dày do nhiễm vi trùng H. Pylori. Khi nội soi, bác sĩ sẽ sinh thiết dạ dày để làm test thử vi trùng H. pylori (Clo Test). Nếu kết quả nội soi kết luận bạn bị nhiễm vi trùng H. Pylori, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của Bác sĩ, thông thường phải sử dụng đồng thời hai loại kháng sinh cùng với thuốc ức chế tiết acid trong thời gian hai tuần liên tục.

Viem-loet-da-day_4Hiện nay các nghiên cứu về tỷ lệ kháng thuốc của H. pylori tại Việt Nam chưa được đầy đủ, bên cạnh đó ý thức chưa cao trong việc sử dụng kháng sinh đúng lúc của người bệnh, đôi khi dùng kháng sinh ngay cả lúc không có chỉ định của bác sĩ nên tỷ lệ H. pylori kháng thuốc ngày càng cao. Vì vậy sau khi điều trị H. pylori, bạn phải được thử lại vi trùng bằng cách nội soi lại hoặc làm test thử H. pylori bằng hơi thở. Tối thiểu là 2 tuần, bạn không được sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế tiết acid trước khi thử lại H. pylori. Xét nghiệm thử H. pylori bằng xét nghiệm máu không được khuyến cáo cho việc thử lại vi trùng sau điều trị.

Viem-loet-da-day_3Vi khuẩn  H.pylori là tác nhân gây ra viêm dạ dày – tá tràng

Một số lớn trường hợp hội chứng dạ dày tá tràng kéo dài nhiều năm, bệnh nhân không có dấu hiệu báo động, hoặc đã được khảo sát nội soi dạ dày nhiều lần vẫn không phát hiện bệnh, hoặc chỉ được mô tả là viêm dạ dày nhẹ, các trường hợp đó được xếp vào nhóm hội chứng dạ dày tá tràng chức năng. Nguyên nhân của hội chứng dạ dày tá tràng chức năng vẫn chưa được xác định. Trong trường hợp này thói quen sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quyết định trong cải thiện triệu chứng của bệnh nhân. Bệnh nhân được khuyên bỏ các tác nhân kích thích đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất cay…Một chế độ sinh hoạt đều đặn, tập thể dục và ăn uống đúng giờ sẽ giúp cải thiện hội chứng dạ dày tá tràng chức năng tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào.

7ThucPhamHaHuyetAp 4 6 Thực phẩm khiến cho bệnh đau dạ dày càng thêm nặng

Người viêm dạ dày- tá tràng không ăn các chất cay nóng, rượu bia, dầu mỡ…

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT