Ớt đỏ cung cấp gần như 300% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C rất cần thiết cho sự hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu sắt nên ăn ớt đỏ.
So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi.
Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.
Đối với những bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là “thuốc ngừa” hiệu quả.
Trong ớt cay có tới 1390 mg beta-caroten – một trong những nguồn tốt nhất cung cấp caroten, diệp hoàng tố, là chất chống ôxy hóa có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn.
Khi cắn một miếng ớt, vị cay kích thích mạnh sẽ khiến não bộ bài tiết chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm.
Mới đây, đã có người thử dùng ớt cay để chữa trị chứng bệnh đau đầu nghiêm trọng mang tính thần kinh và hiệu quả rất tốt.
Lưu ý: Trong ớt cay có rất nhiều vitamin C, nhưng do chất này không chịu nhiệt, dễ bị phá vỡ nên khi nấu nướng, phần lớn vitamin C đều hòa tan vào trong thức ăn hoặc bị phân tách.
Ớt tuy có nhiều tác dụng tốt nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, bởi lẽ nếu ăn nhiều sẽ có hại với cơ thể.
Cái chát trong ớt sẽ kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu khi bị trĩ.
Người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp, bệnh viêm khí quản mãn tính, người mắc bệnh phổi.
Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc.