Friday, November 22, 2024
Trang chủSức khỏe8 sự thật cần biết về ợ nóng

8 sự thật cần biết về ợ nóng

Ợ nóng là một chứng bệnh thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Thừa cân, hút thuốc lá, ăn một số loại thực phẩm, ăn nhiều về đêm… có thể dẫn đến chứng ợ nóng.

sk-13-11Ợ nóng là một chứng bệnh thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Thừa cân, hút thuốc lá, ăn một số loại thực phẩm, ăn nhiều về đêm…có thể dẫn đến chứng ợ nóng. Dưới dây là những sự thật về chứng ợ nóng có thể khiến bạn bất ngờ:

1. Bạc hà có thể gây ợ nóng

Bạn có thể coi bạc hà như một giải pháp làm giảm lạnh bụng. Trên thực tế, một cốc trà bạc hà thường giúp giảm đau bụng. Nhưng nó nằm trong số những loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị ợ nóng. Bạc hà làm giãn các cơ dạ dày có vẻ là tốt nhưng đồng thời nó cũng làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Đó là cơ ngăn cách dạ dày với thực quản. Nếu nó quá giãn hoặc quá yếu, axít dạ dày có thể trào lên thực quản và gây ợ nóng.

2. Thoát vị khe thực quản là nguyên nhân phổ biến

Khe thực quản là phần mở của cơ hoành – thành cơ ngăn cách khu vực ngực với bụng và giữ cho dạ dày ở nguyên vị trí. Nếu cơ hoành bị yếu, phần dạ dày và phần thực quản tiếp giáp với dạ dày có thể di chuyển lên vùng ngực, hiện tượng này được gọi là thoát vị khe thực quản. Thoát vị khe thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ợ nóng.

3. Hít khói thuốc lá gây ợ nóng

Không chỉ hút thuốc có thể gây ợ nóng mà hít phải khói thuốc cũng có thể gây tình trạng này. Hít khói thuốc lá từ thuốc của chính bạn hoặc của người khác hút gây giãn cơ vòng thực quản dưới. Hít phải khói thuốc lá đặc biệt có hại cho trẻ. Chúng cũng có thể bị ợ nóng. Ở trẻ nhỏ, ợ nóng góp phần gây các vấn đề sức khỏe khác gồm cơn đau quặn bụng và quấy khóc.

4. Tư thế ngủ

Nếu bạn nằm nghiêng về bên phải, nằm ngửa hoặc nằm sấp bị ợ nóng, thì nghiêng về bên trái có thể giúp ích. Nghiên cứu chỉ ra rằng chuyển từ nằm nghiêng bên phải sang nghiêng bên trái làm giảm các triệu chứng ợ nóng vào ban đêm. Gối cao đầu cũng có thể giảm triệu chứng. Gối cao khoảng 15 tới 20cm là vừa đủ. Ngoài ra không ăn trong vòng ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ. Bạn dễ bị ợ nóng nếu ăn no ngay trước khi đi ngủ.

5. Ợ nóng thường không gây loét dạ dày

Ợ nóng có thể là một triệu chứng của loét dạ dày nhưng nó hiếm khi gây ra loét dạ dày. Nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn H.pylori. H.pylori thường lây nhiễm qua thực phẩm hoặc nước. Nguyên nhân phổ biến thứ hai của loét dạ dày là sử dụng nhiều thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Mặt khác, các loại thực phẩm nhiều gia vị và stress có thể gây ợ nóng nhưng không gây loét.

6. Nhiều thuốc có thể gây ợ nóng

Ợ nóng là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc phổ biến gồm thuốc hen, thuốc chẹn kênh canxi (để điều trị huyết áo cao), thuốc chống histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Sildenafil, một loại thuốc chữa rối loạn cương dương cũng có thể gây ợ nóng. Nếu bạn uống bất cứ loại thuốc nào và bị ợ nóng thường xuyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

7. Nới lỏng thắt lưng có thể có lợi

Mặc quần áo chật có thể gây ợ nóng. Trên thực tế, bất cứ thứ gì bó chặt bụng như dây lưng chật hoặc quần, áo chật …đều có thể ép axít ra khỏi dạ dày và đi lên thực quản. Mặc quần áo rộng hơn có thể kiểm soát được tình trạng này. Bạn có thể giảm cân và ăn nhiều bữa nhỏ.

8. Ợ nóng có cảm giác giống như một cơn đau tim

Ợ nóng có thể gây đau ngực giống như đau tim. Nếu bạn bị ợ nóng kèm theo nôn, đổ mồ hôi, yếu mệt hoặc gặp vấn đề về thở, đừng cho rằng đó chỉ là chứng ợ nóng. Gọi trợ giúp ngay lập tức nếu bạn thấy ợ nóng chuyển thành cơn đau ngực hoặc đau vai trái, tay, hàm hoặc lưng.

Ợ nóng thường rất phổ biến. Tuy nhiên bạn cần đi cho bác sĩ biết nếu bị ợ nóng kéo dài từ trên 2 tuần.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT