Trang chủ Sức khỏe Cẩn trọng khi mắt bé có những dấu hiệu lạ

Cẩn trọng khi mắt bé có những dấu hiệu lạ

999

Mẹ nhận thấy mắt bé có gì đó khác hơn so với bình thường. Hãy đừng ngần ngại mà đưa bé đến bệnh viện ngay, bởi có thể bé đang mắc phải bệnh nghiêm trọng….

DauHieuLaCuaBe

Những dấu hiệu báo động mắt bé có vấn đề

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc mắt ngay khi bạn để ý thấy bé có một trong các dấu hiệu sau:

_ Đôi mắt của bé di chuyển không bình thường. Một mắt di chuyển còn mắt kia thì không. Hoặc một mắt không di chuyển giống như mắt còn lại.

_ Bé đã hơn 1 tháng tuổi nhưng ánh sáng, các vật di chuyển,… không khiến cho bé nhìn theo.

_ Bé bị mắt nhắm mắt mở.

_ Mắt bé có một điểm bất thường luôn hiện diện trong các tấm hình chụp bé. Không tính đến hiện tượng mắt đỏ gây ra bởi đèn flash, nhưng bạn để ý thấy một hoặc hai bên mắt của bé luôn hiện diện đốm trắng trong mọi bức ảnh.

Mẹ nhìn thấy có điểm hoặc vùng màu trắng, xám, vàng trong tròng đen của bé.

_ Một hoặc cả hai mắt của bé sưng phồng lên.

_ Đỏ một hoặc hai bên mắt kéo dài nhiều ngày.

_ Mắt bé có ghèn mủ ở một hoặc hai bên.

_ Có vẻ bé chảy nhiều nước mắt hơn bình thường.

_ Một hoặc hai bên mí mắt bé tự nhiên sụp xuống.

_ Bé nheo mắt thường xuyên hơn mọi ngày.

_ Bé thường xuyên đưa tay dụi mắt khi đang tỉnh táo (tránh trường hợp mẹ nhầm với lúc bé đang buồn ngủ hoặc mới ngủ dậy).

_ Mắt bé có vẻ nhạy cảm với ánh sáng.

Đặc biệt, khi bé nhà bạn được 3 tháng, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

_ Một hoặc hai bên mắt bé lệch vào trong, hoặc ra ngoài hoặc không di chuyển.

_ Bé không nhìn theo đồ chơi khi bạn đưa đồ chơi từ bên này sang bên kia của bé.

_ Mắt bé có vẻ như “ngọ nguậy” qua lại hoặc lên xuống.

_ Bé thường xuyên nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.

Thực phẩm tốt cho mắt bé:

Cà rốt:

Được xem là một trong những thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt, ăn nhiều cà rốt là mẹ đã tự chữa cho bé chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, còi xương đặc biệt là cho các bé bị khô tròng mắt. Các mẹ rất dễ dàng chế biến cà rốt thành những món dễ ăn cho bé như: canh hầm với sườn, cà ri, cháo cà rốt với thịt và khoai tây, xào hoặc xay sinh tố đều tốt.

Cá:

Cá hồi, cá ngừ, cá thu được các nhà khoa học nghiên cứu là rất giàu omega – 3 tốt cho võng mạc mắt. Đồng thời, nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm omega – 3 sẽ giúp tạo “bức tường” bảo vệ các mạch máu nhỏ trong mắt. Để bé dễ ăn, mẹ có thể nấu cháo cá hồi với hành hoặc với bí đỏ. Bé sẽ rất thích.

Cải bó xôi:

Đây là thực phẩm cung cấp cho bé nhiều vitamin C, beta carotene và một lượng lớn lutein và zeaxanthin …một cặp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nồng độ cao trong các mô của điểm vàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các thức ăn giàu lutein và zeaxanthin có thể tăng mật độ sắc tố ở điểm vàng và mật độ sắc tố lớn hơn có nghĩa là bảo vệ võng mạc tốt hơn và chống lại nguy cơ thoái hóa điểm vàng tốt hơn. Mẹ có thể hấp, luộc và cho bé ăn kèm rau bó xôi  vào các bữa ăn chính đều rất tốt.

Lòng đỏ trứng:

Lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Bổ sung lutein, zeaxanthin và kẽm trong trứng là mẹ đã giúp trẻ ngăn chặn nhiều căn bệnh về mắt sau này. Trứng cũng là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình vì tính chất nhanh – ngon – bổ của nó. Vì thế, mẹ nên lập một thực đơn dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu trứng để bé luôn cảm thấy mới lạ mà không thấy ngán.

Đánh giá bài viết