Saturday, January 18, 2025
Trang chủMẹo vặt10 sai lầm mẹ Việt hay mắc trong nấu ăn

10 sai lầm mẹ Việt hay mắc trong nấu ăn

Rửa thịt bằng nước trước khi nấu, rã đông thực phẩm bằng nhiệt độ phòng, ăn trứng sống… là những sai lầm trong chế biến đồ ăn mà nhiều chị em nội trợ hay mắc phải.

Để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, chị em nên tránh những sai lầm trong nấu ăn dưới đây.

1. Nếm món ăn để kiểm tra xem nó còn dùng được hay không

Nhiều người thường kiểm tra mức độ hư hỏng của thức ăn qua việc nếm nhưng việc này là không nên. Bởi thông thường, khi thực phẩm bị ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng, chúng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh bệnh phát triển.

Chính vì thế, nếu thực phẩm đó thực sự đã hỏng thì dù bạn chỉ nếm một chút xíu thôi cũng đủ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho dạ dày và sức khỏe. Do đó, để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên vứt bỏ tất cả thực phẩm đã hết hạn trước khi vi khuẩn có hại phát triển.

2. Dùng chung thớt để thái thịt sống và thịt chín

Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải trong quá trình chế biến thức ăn. Bạn cần biết rằng, việc sử dụng chung dao, thớt để thái thịt sống và thịt chín có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm chéo. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống có thể dễ dàng lây lan sang thức phẩm đã được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm.

Vì thế, trong trường hợp này, bạn nên mua riêng dụng cụ dao, thớt để sử dụng với mục đích khác nhau. Nếu gia đình bạn chỉ có duy nhất một chiếc thớt, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi thái thịt, gia cầm, hải sản sống rồi mới được sử dụng cho đồ chín.

3. Rã đông thực phẩm không đúng cách

Đa số mọi người thường rã động thịt ở nhiệt đồ phòng mà không biết rằng khoảng nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trên thực phẩm. Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các bạn nên rã đông thịt sống bằng tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng.

Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt.

Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn.

meo-vat-nau-an_11.12.15_1

Với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần

4. Rửa thịt và thịt gà sống

Mọi người thường nghĩ rằng trước khi chế biến nếu thịt, thị gà được rửa một cách cẩn thận thì sẽ loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai.

Theo Tiến sĩ Michael Eyles – Chủ tịch Hội đồng an toàn thực phẩm Australia nhận định rằng “Rửa thịt hay thịt gà trước khi nấu làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thịt qua vi khuẩn từ bồn cầu, vòi nước, bàn tay”.

5. Đồ ăn lấy từ trong tủ lạnh ra lại để ở nhiệt độ phòng quá lâu

Đây cũng được xem là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì các bạn không nên để thực phẩm đã được bảo quản trong tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ và không quá 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 32 độ C. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C.

Vì vậy, sau khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, các bạn không nên để chúng quá lâu ngoài nhiệt độ phòng. Nếu bạn phải chuẩn bị đồ ăn mang đi dã ngoại, du lịch đường dài thì bạn hãy chắc chắn đóng gói các loại thực phẩm dễ hỏng trong dụng cụ cách nhiệt tốt.

6. Ăn trứng sống

Không bao giờ được phép ăn trứng sống bởi vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella (đây là một loại vi trùng (vi khuẩn) có thể gây một chứng bệnh đường ruột (hay còn gọi là bệnh nhiễm Salmonella) hoặc các vi khuẩn có hại khác.

Thay vào đó, các bạn nên ăn trứng đã được chế biến an toàn, tránh các loại đồ ăn có chứa trứng sống hoặc trứng chưa được nấu kỹ.

meo-vat-nau-an_11.12.15_2

Không bao giờ được phép ăn trứng sống bởi vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella

7. Sử dụng một loại đũa, kẹp cho cả thịt sống và thịt đã nấu chín

Đũa, kẹp khi sử dụng để gắp đồ ăn sống đã nhiễm khuẩn vì vậy bạn không nên dùng lại những dụng cụ đó để gắp đồ ăn chín.

Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng đũa, kẹp gắp khác nhau cho thịt, hải sản sống với loại đã được nấu chín. Nếu bạn chỉ có một bộ dĩa, đũa, bạn hãy rửa kỹ bằng xà phòng dưới nước ấm trước khi sử dụng nó một lần nữa.

8. Không chú ý đến nhiệt độ khi chế biến thịt, hải sản, trứng

Thực phẩm đã được nấu chín là khi nó được đun nóng ở nhiệt độ đủ cao để có thể tiêu diệt được hết các vi khuẩn có hại. Vì thế, thay vì đoán thực phẩm đã đủ chín hay chưa thông qua thị giác, vị giác, thính giác thì các bạn hãy sử dụng một chiếc nhiệt kế thực phẩm, đảm bảo với thiết bị này, bạn sẽ không bao giờ ăn phải thực phẩm chưa chế biến kỹ.

9. Không rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn

Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ở nhiều nơi, kể cả trên bàn tay của bạn. Vì thế, rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn có thể ngăn chặn sự lây lan của các vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên rửa tay ít nhất 20 giây với xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn nhé.

10. Không vệ sinh sạch sẽ miếng bọt biển hay các dụng cụ vệ sinh nhà bếp

Miếng bọt biển, miếng sắt cọ nồi là một trong những dụng cụ bẩn nhất trong gian bếp nhà bạn. Sau mỗi lần sử dụng bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng mà lại để đó cho lần dùng tiếp theo, điều này khiến bạn vô tình truyền thêm vi khuẩn gây bệnh vào thực phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bởi vậy, bạn hãy vệ sinh miếng bọt biển sạch sẽ mỗi ngày. Sau một hoặc hai tuần sử dụng, bạn nên thay một miếng bọt biển mới để đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh một cách tốt nhất.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT