Những ngày Tết sum họp, đừng nên để cơn say làm lãng phí thời gian quây quần bên gia đình hay thăm hỏi bè bạn. Có một số thực phẩm giúp giải rượu và ngộ độc rượu khá hữu ích, bạn có thể tham khảo để có những ngày Tết vẹn toàn ý nghĩa.
1. Gừng tươi
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
2. Giấm
Lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.
3. Cà chua
Các nguyên chất trong cà chua chín cũng góp phần giải rượu nhanh chóng. Khi có dấu hiệu say, hãy uống một cốc nước sinh tố cà chua chín để giải độc, bổ sung vi chất cho cơ thể.
4. Quất
Quất có tác dụng lý khí, giải uất, hóa đàm, giải rượu. Quất có công năng hạ khí, làm khoan khoái lồng ngực, giải khát giải rượu, trừ uế, nếu dùng vỏ quất thì càng tốt.
5. Lê
Lê có Tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, hóa đàm. Người say ăn nhiều lê sẽ đỡ nhanh cảm giác miệng khô họng khát, ngực bụng nóng bức không yên. Ngoài ra, người thường xuyên uống rượu, cơ thể nhiễm độc, nổi ung nhọt cũng có thể dùng lê để “ chuyển an thành nguy”
6. Nước cơm
Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
7. Cam
Người say rượu có thể lấy 3 – 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống. Cam có khả năng trừ nhiệt độc trong đường tiêu hóa, giải khát, lợi tiểu và giải rượu.
8. Mía
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng. Tuy đường cũng làm từ mía nhưng khi say rượu nên dùng nước mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện vì đường tính ấm, nếu dùng nhiều có thể tích nhiệt.
9. Đỗ xanh, đỗ đen
Khi say rượu, lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
10. Củ đậu
Củ đậu tính mát, vị ngọt, có công dụng giải rượu khá hiệu quả. Ngoài ra, dùng củ đậu ép lấy nước uống hàng ngày để chữa ngộ độc rượu mạn tính.