Trên thế giới, có rất nhiều thành phố thức dậy lúc mặt trời đi ngủ, cuộc sống về đêm của một thành phố về đêm thực sự lôi cuốn và luôn thách thức các tay máy. Cảnh đêm với muôn ngàn ánh đèn, sao lấp lánh luôn là đề tài hấp dẫn của các nhiếp ảnh gia.
Ngay cả khi thời đại kỹ thuật số đã làm cuộc cách mạng nhiếp ảnh, ảnh đêm luôn là thách thức. Nhưng, các tay máy luôn có cách vượt qua và họ đúc kết ra 7 kiểu chụp ảnh đêm phổ biến hiện nay.
1. Hãy để máy ảnh bạn nằm yên
Nếu bạn là một tay máy say mê những cảnh hoành tráng của thành phố về đêm hoặc những vòng xoáy của tinh tú trên trời – chân máy là vật không thể thiếu trong hành trang săn đêm của bạn. Trong trường hợp bạn đi chụp nguyên ngày, ngại mang theo chân máy thì hãy cố gắng tìm một nơi vững chãi để kê máy cho phơi sang lâu.
Cảnh đêm với những ánh đèn soi bóng xuống nước sẽ thật rực rỡ khi phơi sáng lâu (lên đến 30 giây hoặc hơn).
Trong trường hợp bạn phơi sáng lâu hơn 30 giây, bạn phải cần đến dây bấm mềm và chuyển tốc độ chụp sang Bulb
Trong hình này tác giả đã đặt máy trên thành cầu vì không có chân máy
2. Đẩy ISO lên cao
Chân máy sẽ không giúp ích nhiều cho bạn nếu bạn là một tay săn khoảnh khắc cuộc sống ban đêm. Lúc này, ISO cao là giải pháp để bạn có thể tăng tốc độ màn trập lên cao bắt những chuyển động nhanh trong bóng đêm. Trong trường hợp này, nếu bạn đã có những máy dòng cao của Canon như EOS 5D mark III thì việc khử noise không phải là vấn đề lớn. Nhưng nếu máy bạn sử dụng những máy ảnh dòng thấp thì vẫn sử dụng ISO cao và hy sinh những sắc màu ban đêm, chuyển sang trắng đen để giảm độ bệt màu cũng là một giải pháp
Tác giả đã đẩy ISO lên 20.000 (Ảnh: Đức Đen Thui)
3. Bắt trọn chuyển động
Bắt trọn những chuyển động ở đây không còn là việc tăng ISO cao nữa, lúc này cần đến sự luyện tập của bạn với kiểu chụp Panning. Thiết lập ISO vừa phải, cùng với tốc độ màn trập không cần cao lắm, bạn có thể lia máy theo nhân vật để giữ sự thể hiện khoảng khắc, tất cả hậu cảnh xung quanh sẽ mờ nhạt làm nổi bật chủ thể.
4. Sử dụng ống prime
Dù bạn phơi sang đêm, hay ghi lại khoảnh khắc sống về đêm, ống Prime (ống kính Fix) đều rất hữu dụng. Với đắc tính không thay đổi tiêu cự, cấu trúc ít thấu kính cùng khẩu độ lớn (ống 50mm f/1.8 giá cực tốt cũng có khẩu độ f/1.8). Bên cạnh đó, hình phơi sang sẽ trong và sắc nét ngay cả bìa ảnh hơn ống kính zoom rất nhiều.
Ốnh kính Prime luôn cho độ nét cao vào trong khi phơi đêm (ảnh sưu tầm)
5. Tìm nguồn sáng
Ánh sáng hắt ra từ cửa hàng hoặc một ánh nến cũng giúp bạn rất nhiều trong việc chụp ảnh đêm. Cố gắng tìm những nguồn sáng có thể có để giảm việc tăng ISO cao mà vẫn đạt được tốc độ vừa phải để ghi lại khoảnh khắc
Nguồn sáng của ánh đèn đường cũng là cứu cánh của những tấm hình đêm (Ảnh: Mù Tạt)
6. Căng nét tay
Một số dòng máy cũ gặp rắc rối trong việc lấy nét trong môi trường thiếu sáng. Hiện tượng lấy nhầm nét vào hậu cảnh hay lấy nét rất lâu làm cho việc ghi lại cảnh đêm thật sự không còn thú vị. Trên ống kính, đã có những vạch khoảng cách cụ thể. Ta có thể ước lượng khoảng cách từ máy đến chủ thể, điều khiển vòng nét bằng tay, hiệu chỉnh cho đến khi nghe tiếng beep thì ta có thể chụp ngay.
Tác giả đã dùng căng nét tay trong ảnh này. Khi khẩu độ siết lên đến 22 chúng ta chỉ cần xoay vòng nét đến vộ cực và trả về 1 chút – ảnh phong cảnh đêm vẫn trong và nét như thế này. (Ảnh: Mù Tạt)
7. Dùng chế độ Handheld Night Scene
Người viết bài này đã dung thử chế độ Handheld Night Scene của dòng máy Canon EOS 100D, thật sự là quá ấn tượng. Không cần chân máy, nhưng trong cảnh đêm, Canon EOS 100D vẫn cho ra tấm ảnh sắc nét và hầu như không xuất hiện noise. Đây có thể là cách dễ nhất cho chúng ta có thể dung để bắt những khoảnh khắc tuyệt vời của màn đêm.
Chế độ Handheld Night Scene trên EOS set-up sẵn các thong số giúp chụp ảnh đêm cực tốt