Ăn quá nhanh, uống ít nước hay cắt giảm quá nhiều lượng calo trong cơ thể là những lý do khiến việc giảm cân trở nên không hiệu quả.
Nước có thể giúp cho chiến dịch giảm cân thành công vì hạn chế cảm giác thèm ăn. Nếu bạn uống ít nước, cơ thể sẽ không hoạt động đúng cách, thay vì lọc bớt chất béo, gan sẽ lưu trữ lại lượng chất béo trong cơ thể, làm chu trình giảm cân bị gián đoạn.
2. Không kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý
Kiểm soát lượng dinh dưỡng hấp thụ trong các bữa ăn là bí quyết quan trọng của việc giảm cân. Điều đó phụ thuộc vào cơ địa, vóc dáng và mức độ trọng lượng muốn giảm của mỗi người.
Đặc biệt, nguyên tắc vàng cho mọi chế độ giảm cân là chia nhỏ các bữa ăn. Bạn nên ăn 5-6 bữa mỗi ngày để giúp cơ thể không còn cảm thấy đói thường xuyên và tăng cường hoạt động trao đổi chất.
3. Không đảm bảo lượng dinh dưỡng cần có trong mỗi bữa ăn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khởi đầu ngày mới với một bữa sáng giàu protein là cách tốt nhất để giảm cân mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Khi có đủ năng lượng, não bộ không bị kích thích bởi cảm giác thèm ăn, hạn chế được tình trạng ăn vặt không kiểm soát, đồng thời bạn có đủ sức để kéo dài thời gian tập luyện lấy lại vóc dáng hoàn hảo.
Thực phẩm bổ sung dạng bột đông khô cũng có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Với thành phần được chiết xuất cô đặc từ những loài thực vật giàu vitamin và khoáng chất như cỏ linh lăng, ngò tây, cải xoong, nấm men hoặc nguồn đạm dồi dào từ các loại ngũ cốc như đậu nành, lúa mì, đậu Hà Lan, cơ thể sẽ được bồi đắp dưỡng chất mà không cần nạp nhiều đồ ăn. Đặc biệt, thực phẩm bổ sung đạm từ thực vật không chứa chất béo bão hòa còn thích hợp với những người ăn kiêng vì mỡ máu hay bệnh tiểu đường.
4. Chỉ ăn kiêng mà không luyện tập
Tập thể dục giúp bạn đốt cháy mỡ thừa và giúp cơ săn chắc hơn. Nếu bạn ép mình ăn kiêng khắc nghiệt nhưng không tập thể dục thì cũng sẽ không đạt được mức cân như mong muốn.
5. Ăn quá nhanh
Trung bình một bữa ăn, dạ dày phải mất tới 20 phút để các hormone dẫn truyền thần kinh tới não, báo hiệu việc bạn đã ăn một lượng là bao nhiêu. Nếu ăn quá nhanh, bạn không thể kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Đôi khi công việc bận rộn làm cho bạn không có nhiều thời gian nên phải ăn vội, ăn gấp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm cân, hãy hạn chế tối đa thói quen này. Một nguyên tắc quan trọng các bạn cần ghi nhớ là không được bỏ bữa và nhai kỹ trong lúc ăn.
6. Sử dụng đồ uống có cồn
Mặc dù bạn đã “nói không” với các loại thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, nhưng lại quên rằng mình vẫn tiêu thụ các loại thức uống có chứa calo nhiều hơn cần thiết. Bạn cần biết một ly rượu nhỏ có thể chứa tới 130 calo. Ngoài ra, bia, cà phê (có đường và kem) cũng là những đồ uống bạn nên hạn chế.
7. Ngủ không đủ giấc
Khi ngủ say, một loại hoá chất gọi là leptin sẽ được giải phóng thông báo với hệ thần kinh rằng khi nào cơ thể đã tích đủ mỡ và quá trình này sẽ ngừng lại. Thiếu ngủ sẽ làm lượng chất này suy giảm, gây kích thích cảm giảm thèm ăn không kiểm soát và cơ thể tích mỡ liên tục. Hơn thế nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các hormone đốt cháy calo thừa trong cơ thể.
Thời gian thức giấc giữa đêm càng dài thì xu hướng ăn thêm càng tăng. Trong cơ thể có rất nhiều hoá chất và hormone kiểm soát cảm giác thèm ăn, tăng cân và chúng rất dễ thay đổi khi thời gian ngủ giảm 1-2 tiếng so với bình thường.
Các chuyên gia về béo phì thường khuyên những người muốn giảm cân nên ngủ nhiều, bên cạnh việc ăn kiêng đúng cách hay tập thể thao đều đặn. Những người ngủ ít hơn 4 tiếng trong một đêm có nguy cơ béo phì cao hơn 73% so với những người ngủ từ 7-9 tiếng.
8. Quá lo lắng về cân nặng
Phần lớn phụ nữ khi ăn kiêng chỉ chú ý đến cân nặng của mình. Thực tế, cân nặng có thể thay đổi khi uống nước, ăn, tắm. Đặc biệt, phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt có thể tăng từ 1-1,3 kg. Hãy bạn chú ý đến cơ thể thay đổi như thế nào và cảm thấy ra sao, không nên cân liên tục.