Sunday, January 19, 2025
Trang chủLàm tóc8 tips chăm sóc và tạo kiểu cho tóc mái

8 tips chăm sóc và tạo kiểu cho tóc mái

Việc để tóc mái tuy giúp bạn trẻ trung và xinh đẹp hơn nhưng đồng thời cũng đem đến không ít phiền toái.

Trong nhiều năm trở lại đây, việc để tóc mái đã trở thành một xu hướng được đông đảo phái nữ hưởng ứng nhiệt tình. Phần lớn những cô gái khi chuyển sang để tóc mái đều cảm thấy khuôn mặt mình có điểm nhấn hơn, trẻ trung hơn và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đó thì không ít lần, tóc mái vẫn khiến chủ nhân tức điên vì sự đỏng đảnh của mình. Mái không vào nếp, mỗi phần tóc mái lại chĩa ra một hướng khác nhau, mái luôn bết dính, v.v… là vài trong số nhiều vấn đề mà các cô nàng hay gặp phải. Vậy làm thế nào để khắc phục những phiền toái đó?duong-toc-17-3-111. Luôn sấy mái ngay sau khi gội

Mỗi khi tắm gội xong, việc đầu tiên bạn nên làm chính là sấy tạo kiểu ngay cho phần mái. Phần tóc mái khá mỏng nên sẽ rất nhanh khô và một khi đã khô, những sợi tóc mái bướng bỉnh có xu hướng trở về hiện trạng ban đầu, có nghĩa là vô cùng lộn xộn. Vì vậy, bạn sấy tạo kiểu càng sớm thì càng dễ “thuần phục” được phần tóc mái theo ý mình.duong-toc-17-3-122. Sấy từng phần mái

Hãy trang bị cho mình một chiếc lược tròn có sợi cứng và một chiếc máy sấy loại tốt có kèm theo phần đầu dẹt giúp tập trung nhiệt vào một vị trí đồng thời giúp tạo kiểu dễ dàng hơn. Chia tóc mái thành các phần nhỏ, nếu tóc mái bạn dầy thì trước đó hãy chia thành 2 – 3 lớp, sấy từng phần tóc với lược tròn theo hướng cụp vào trong.duong-toc-17-3-133. Đầu tư một chiếc máy là tóc

Lược tròn và máy sấy đôi khi không đủ khả năng để đối phó với những sợi tóc mái bướng bỉnh và đó là lý do bạn cần đến sự trợ giúp của chiếc máy là. Sau khi đã sấy tóc với lược, hãy dùng máy là tóc để là từng phần tóc vào nếp. Bạn nên chọn loại máy là có thiết kế mỏng để có thể là sát phần chân tóc. Kết quả là bạn sẽ có phần tóc mái thật mượt mà và vào nếp.duong-toc-17-3-144. Xoắn tóc

Sẽ có những lúc bạn không thể sấy được mái, chẳng hạn như khi mất điện. Trong trường hợp oái oăm này, giải pháp giúp giảm thiểu “thiệt hại” nhất chính là chia tóc mái theo đường ngôi tự nhiên, xoắn từng phần lại theo hướng từ trong ra ngoài và để khô tự nhiên. Cách này nghe có vẻ lạ nhưng ít nhất là nó sẽ giúp các sợi tóc mái không bị chĩa lung tung một khi đã khô.

5. Dùng ít sản phẩm

Vì phần mái chỉ chiếm một diện tích khá nhỏ nên bạn không cần thiết phải bôi trét cật lực các sản phẩm tạo kiểu lên đó. Hãy bôi sản phẩm tạo kiểu cho phần tóc chính trước rồi sau đó tận dụng chút ít còn sót lại cho phần mái. Nếu quá tham lam, bạn sẽ phải gánh hậu quả là phần tóc mái trở nên bết dính và bóng nhẫy.

6. Chọn sản phẩm phù hợp

Mỗi loại tóc đều phù hợp với một loại sản phẩm giữ nếp riêng. Nếu tóc bạn mỏng, hãy sử dụng sản phẩm tạo kiểu dạng kem; nếu tóc bạn dày, tốt hơn hết là chọn những sản phẩm dạng gel để giữ nếp tốt hơn.

7. Luôn giữ mái sạch

Bạn biết rằng không nên gội đầu hằng ngày bởi điều đó sẽ làm tóc khô hơn, dễ hư hại hơn nhưng một khi đã để mái, bạn nên điều chỉnh lại chút ít thói quen này, ít nhất là với phần tóc mái. Tóc mái thường bết nhanh hơn phần tóc còn lại, vì thế hãy cố gắng gội mái hằng ngày. Việc này chỉ tốn của bạn vài phút mỗi sáng nhưng kết quả là bạn sẽ có phần mái sạch sẽ, không bết dầu suốt cả ngày.duong-toc-17-3-158. Lưu ý khi thoa kem dưỡng cho vùng trán

Khi bạn đang để tóc mái, hãy chú ý mỗi khi thoa kem dưỡng ẩm cho vùng trán bởi nếu bạn không cẩn thận, kem dưỡng ẩm sẽ dính vào phần tóc mái khiến nó trở nên bết dính. Vì vậy, bạn nên cặp gọn phần tóc mái lại trước khi thoa kem, sau đó đợi kem thẩm thấu hết vào da rồi mới bỏ tóc xuống. Để chắc chắn không còn chút dầu nào còn sót lại trên trán, bạn có thể dùng thêm giấy thấm dầu.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT