Khăn nóng là khăn được ngâm trong nước nóng 40-45 độ C, khi tiếp xúc với da không gây ra cảm giác quá nóng bỏng. Tốt nhất là trải một lớp vải sạch lên khu vực bị ảnh hưởng sau đó mới đắp khăn nóng lên. Cần thay thế khăn sau mối năm phút sử dụng. Mỗi thời gian nén nóng là 15-20 phút, áp dụng 3-4 lần một ngày.
Trong y tế, chiếc khăn nóng có thể khắc phục 10 triệu chứng bệnh sau đây:
Đắp khăn nóng có thể thúc đẩy lưu thông máu quanh mắt, giảm mệt mỏi mắt và phần nào giảm bớt các chứng khô mắt.
2. Phòng chống điếc
Lau tai bằng một chiếc khăn nóng, sau đó chà nhẹ xung quanh để cải thiện tuần hoàn máu trong tai và ngăn chặn chứng thiếu máu cục bộ, gây ra điếc.
3. Giảm chóng mặt
Đắp khăn nóng phía sau gáy vài phút một lần có thể kích thích các huyệt châm cứu của mặt sau của đầu. Bằng cách này, các triệu chứng chóng mặt của một số bệnh nhân cũng được cải thiện. Ngoài ra cách này còn cải thiện được khả năng tư duy và phản ứng.
4. Giảm đau, cứng cổ
Dùng khăn nóng quấn quanh khu vực cổ bị đau hoặc cứng, sau đó nhẹ nhàng uốn cong cổ về phía trước, lần lượt quay sang bên phải rồi quay sang bên trái. Chuyển động đơn giản cùng với tác dụng của chiếc khăn nóng sẽ giúp cho chứng đau cứng cổ giảm rõ rệt.
5. Giảm đau thắt lưng mãn tính
Bằng khăn nóng có thể làm giảm triệu chứng tại chỗ của đau thắt lưng mãn tính. Vì vậy, khi tạm thời chưa được điều trị, bạn có thể sử dụng cách này để giảm bớt sự khó chịu tức thời cho vùng thắt lưng.
6. Làm giảm đau hông
Đắp khăn nóng cũng giúp giảm đau vùng hông nhanh chóng. Chỉ cần đắp khăn nóng qua hông, khi khăn nguội thì thay khăn khác. Làm trong vòng 2-3 phút.
7. Điều trị đau bụng kinh hoặc đau bụng do lạnh
Phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do lạnh có thể đắp khăn nóng trên vùng bụng để giảm bớt cơn đau. Cách thức này không chỉ có hiệu quả giảm đau mà còn làm tan khí ứ lại trong bụng.
8. Tan vết bầm tím
Chấn thương thể thao ở mức độ nhẹ gây bầm tím cũng không thể biến mất trong 2 – 3 ngày nhờ đắp khăn nóng. Nếu khu vực tổn thương không chảy máu, không sưng bạn có thể sử dụng khăn nóng đắp lên trong thời gian này để làm giảm triệu chứng.
9. Giảm chai cứng do tiêm
Sau khi tiêm, tại vị trí tiêm có thể bị chai, cứng hoặc sưng đau. Dùng khăn nóng đắp tại chỗ cứ khoảng 30 phút một lần kết hợp với massage xung quanh để thúc đẩy lưu thông máu giúp vết chai cứng mau tan đi.
Khăn nóng có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Nhưng đối với những vết thương hở, bong gân cấp tính lúc vẫn còn chảy máu, sưng tấy thì sẽ không thích hợp để đắp khăn nóng. Phải chờ cho đến khi vết thương cầm máu mới nên dùng. Ngoài ra, trường hợp được chẩn đoán là đau bụng cấp tính và đau mắt đỏ cũng không nên sử dụng biến pháp này mà nên đi khám sớm.