Nhiều người vì nhiều lý do đã thường xuyên bỏ qua bữa ăn quan trọng này mà không biết rằng chính hành động đó là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm.
1. Bệnh tiều đường tuýp 2
Khi bạn đi ngủ, mức insulin trong máu của bạn cân đối, không quá cao và cũng không quá thấp. Khi bạn bỏ qua bữa sáng, mức insulin trong máu của bạn bị giảm xuống, vì vậy sau khi bạn ăn trưa trong ngày sẽ có nhiều khả năng mức insulin tăng vọt hơn mức bình thường, sau đó lại giảm xuống một lần nữa. Việc nâng lên, giảm xuống mức insulin không cân đối này một cách thường xuyên sẽ làm cho cơ thể bạn tự nhiên tạo ra sự đề kháng với insulin gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo một nghiên cứu thống kê, những người hay bỏ qua bữa sáng một cách thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 20% so với những người ăn bữa sáng đầy đủ và tỷ lệ này càng cao hơn đối với phụ nữ nữa đấy nhé.
2. Bệnh huyết áp thấp
Nếu bạn là người có sức khỏe yếu thì việc không ăn sáng thực sự là vô cùng tai hại và nguy hiểm. Nó sẽ làm bạn tụt đường huyết, hạ huyết áp. Bạn sẽ thường xuyên bị chóng mặt, nhức đầu, ngất xỉu, tay chân rã rời.
3. Bệnh béo phì
Thừa cân, béo phì luôn là nỗi lo lắng thường trực của chị em phụ nữ, chính vì vậy nhiều chị em đã quyết tâm bỏ bữa ăn sáng và chỉ “cầm hơi” bằng nước lọc để giảm cân. Nhưng hậu quả là đến khi quá đói, cơ thể cần cung cấp chất dinh dưỡng để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động, các bạn lại ăn quá nhiều vào bữa ăn trưa và bữa ăn tối trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.
Trong khi đó với bữa ăn sáng, khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất, đây cũng là lúc cơ thể bắt đầu tiêu hao calo.Sau bữa ăn sáng, quá trình tiêu thụ calo diễn ra mạnh nhất, vì thế ăn sáng được xem là một trong những biện pháp giảm cân hữu hiệu đấy nhé.
4. Đau dạ dày
Ngay sau khi bạn thức dậy, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, nhưng khi bạn không ăn sáng, dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Mặt khác, do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Một khi bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật. Và bạn càng bỏ sáng bao nhiêu thì sỏi mật càng lớn và nguy hiểm bấy nhiêu.
6. Xơ vữa động mạch
Khi bỏ bữa ăn sáng, theo quy luật tự nhiên bạn sẽ cảm thấy đói cồn cào và thường dẫn đến hậu quả là ăn bù dự trữ từ đêm hôm trước để phòng khi đói giữa buổi ngày hôm sau. Và ngẫu nhiên bữa tối lại là bữa ăn nhiều nhất.
Trong khi đó, những gì bạn “nạp” vào trong bữa ăn tối, đặc biệt là sau 19 giờ tối sẽ tích lũy thành mỡ đấy. Mỡ này sẽ bám vào thành mạch, thành tim, trong gan, trong thận… và hậu quả là chúng ta nhanh chóng bị xơ vữa động mạch.
7. Gây hại cho cơ xương khớp
Bạn có biết rằng chỉ cần một vài ngày nhịn ăn có thể làm tổn thương cơ xương – một viễn cảnh đáng báo động cho người lớn bị bệnh hoặc người lớn tuổi mà có thể đã bị suy yếu hoặc mất đi cơ bắp
Các nghiên cứu chứng minh: Một nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Aarhus ở Đan Mạch kiểm tra các cơ bắp của tám người đàn ông khỏe mạnh trước và sau khi bỏ bữa 72 giờ. Sau khi bỏ bữa ăn trong ba ngày, cơ thể những người đàn ông trong cuộc nghiên cứu này giảm 50% trong hoạt động mTOR, một chìa khóa quan trọng của sự phát triển tế bào cơ. Nói một cách đơn giản, khi mTOR giảm, bạn sẽ nhanh bị teo cơ. Đây đúng là tin xấu cho những ai có thói quen bỏ bữa tùy tiện.
Hãy nhớ: ngay cả khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bỏ bữa ăn trong bất kỳ khoảng thời gian dài hay ngắn nào vẫn có thể khiến sức khỏe của bạn đi xuống và bạn sẽ cảm thấy ốm yếu như những người lớn tuổi hay không được khỏe.
Bạn có biết rằng, những người dễ có nguy cơ bị tấn công bởi bệnh xương khớp thường trong các nguyên nhân như tuổi tác cao, giới tính, do gien di truyền và nghiện rượu, mắc các bệnh lý liên quan đến ung thư, tiểu đường, thận, khớp, gút, chế độ ăn uống và sinh hoạt nghèo nàn không đủ chất. Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không ăn đủ các bữa ăn quan trọng hay cơ bản sẽ còn tăng nhanh tốc độ mất cơ và yếu xương đối với các bệnh nhân và những người cao tuổi – nhóm tuổi đã trải qua một thời gian khó khăn phục hồi sức khỏe cơ xương.
Cơ bắp của bạn là sức mạnh của bạn. Chúng cho phép bạn có thể nâng đỡ phần đầu của mình và di chuyển nhãn cầu khi bạn đọc bài viết này. Đối với nhiều người lớn, đặc biệt là người cao niên và những người ốm yếu bởi cuộc chiến với bệnh teo hay mất cơ là một trận chiến hàng ngày của họ.