Người phụ nữ đẹp không phải là người có thân hình ẻo lả, mảnh khảnh, dùng kem phấn quá nhiều để có nước da mịn hồng giả tạo. Trái lại, người phụ nữ đẹp phải có thân hình khỏe mạnh, cân đối, da dẻ mịn màng tươi tắn, hồng hào. Muốn giữ được sức khỏe, sắc đẹp lâu dài, người phụ nữ không thể thiếu được thể dục.
Người phụ nữ đẹp không phải là người có thân hình ẻo lả, mảnh khảnh, dùng kem phấn quá nhiều để có nước da mịn hồng giả tạo. Trái lại, người phụ nữ đẹp phải có thân hình khỏe mạnh, cân đối, da dẻ mịn màng tươi tắn, hồng hào. Muốn giữ được sức khỏe, sắc đẹp lâu dài, người phụ nữ không thể thiếu được thể dục .
Phụ nữ có những đặc điểm sinh lý riêng như: kinh nguyệt, mang thai, cho con bú nên trong những thời kỳ đặc biệt này, phụ nữ tập thể dục cần có phương pháp, động tác thích hợp nhằm hỗ trợ cho sinh lý cơ thể hoạt động được thuận lợi, vẫn bảo vệ và giữ được sức khỏe, tránh những tác dụng ngược lại. Sau đây là lời khuyên cho từng thời kỳ.
Phụ nữ nên tập thể dục phù hợp với từng thời kỳ để nâng cao thể lực.
Nữ thanh niên: cần tập nhiều động tác mềm mại, nhịp nhàng, tập cơ lưng, bụng, vai, ngực, mông nhiều hơn. Tránh tập quá sức, đặc biệt trong những ngày có kinh. Muốn giữ cho cơ thể luôn mềm mại, thon tròn và làm cho da luôn tươi mịn hồng hào, hàng ngày sau khi tập luyện hoặc lao động chân tay, chị em nên thả lỏng cơ thể, tự xoa bóp các cơ, xoa vuốt nhẹ nhàng trên da theo chiều máu chạy về tim hoặc tranh thủ những lúc tắm xoa vuốt trên da toàn thân, làm như vậy sẽ nhanh chóng xua tan mệt mỏi. Đối với da mặt, chị em cần giữ gìn sạch sẽ, không để bụi bặm, kem phấn bịt kín lỗ chân lông, mát-xa mặt đều đặn hàng ngày giúp cho da mịn, hồng tươi, giảm các nếp nhăn ở trán, đuôi mắt, má.
Trong những ngày hành kinh, chị em vẫn có thể luyện tập nhưng ở mức độ nhẹ hơn, tránh các động tác mạnh tác động nhiều đến vùng hạ vị, bụng, không để cơ thể quá mệt mỏi.
Khi mang thai, chị em cần tránh những hoạt động thể thao có động tác mạnh, nhanh như chạy nhảy, xoạc chân. Nên tập ở tư thế nằm, ngồi ghế, đứng, làm động tác một cách thong thả, mềm mại nhịp nhàng, phối hợp chặt chẽ với thở sâu, chậm bằng ngực và bụng. Điều quan trọng cần lưu ý là sau mỗi động tác phải để cơ ở tư thế thật chùng rồi mới tiếp tục vận động. Mức độ tập thể dục đối với phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu là đi bách bộ từng chặng ngắn, ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút ở những nơi thoáng khí, không khí trong sạch, yên tĩnh. Chú ý thở đều đặn để bảo đảm đủ dưỡng khí cho cơ thể và thai nhi, đồng thời kích thích sự lưu thông máu. Từ tháng thứ 8, tập thở nhiều bằng bụng cho thành thói quen, chuẩn bị cho cuộc đẻ.
Tập luyện đúng phương pháp đối với từng thời kỳ thai nghén có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông máu, tăng cường nuôi dưỡng cho bà mẹ và thai nhi. Nhờ thể dục, các cơ bụng, mông, hạ vị nở nang, khỏe, dây chằng ở bộ máy sinh dục dẻo dai, đàn hồi tốt nên giúp chị em mang thai được nhẹ nhàng, phòng chống sẩy thai và chứng đau ngang thắt lưng, táo bón, chuột rút, phù nề chân…
Sau khi đẻ, sản phụ mất nhiều sức và mệt mỏi, các cơ bụng, hông, các phần mềm trong bộ máy sinh dục bị giãn và yếu đi. Vì vậy, trong 2 ngày đầu, sản phụ cần nằm nghỉ, tĩnh dưỡng nhưng vẫn tập hít thở sâu đều đặn, ngày hai lần tập vận động nhẹ nhàng các khớp ngón chân, ngón tay, cổ chân, cổ tay ở tư thế nằm để tăng cường cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, sự lưu thông máu, hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa cơ bản, đỡ mệt, mau có sữa, sau 3-4 ngày, tập vận động các cơ từng bộ phận ở tư thế nằm, đặc biệt chú ý cơ bụng, lưng, ngực, mông, hông, làm các động tác thong thả, nhẹ nhàng, mềm mại, phối hợp với thở sâu và chậm. Tùy theo sức khỏe của mình mà nâng dần mức độ tập luyện, tiếp đó có thể trở lại tập luyện sau 6 tuần để giữ cho thân mình không bị xổ bụng, thon gọn.