Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh bằng hoặc dưới 4 độ C và nhiệt độ ngăn đá là khoảng -18 độ C để bảo quản đồ ăn tốt hơn.
Bảo quản thực phẩm trong ngăn đá là một cách hữu hiệu giúp chúng được tươi lâu mà không sợ hao hụt giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bảo quản ra sao và thời hạn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, để giúp mọi người sử dụng ngăn đá tủ lạnh hiệu quả nhất, dưới đây là một vài lưu ý nhỏ cần nhớ.
Nên để ngăn đá ở mức nhiệt độ khoảng -18 độ C
Do vi sinh vật và vi khuẩn mà thức phẩm sẽ bị giảm mùi theo thời gian, ngoại trừ các loại đồ ăn có chất bảo quản. Chính vì quá trình hư hỏng diễn ra nhanh, mọi người thường chọn cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản bởi tủ lạnh có thể làm chậm quá trình phân rã bằng cách làm lạnh môi trường để kìm hãm sự phát triển của bi khuẩn.
Ở nhiệt độ thấp hơn (trong ngăn đá), tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn sẽ thấp hơn nữa vì thế tuổi thọ của thực phẩm có thể được kéo dài thêm nhiều tháng hoặc thậm chí đến 1 năm mà không cần dùng đến chất bảo quản hóa học.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh ở mức bằng hoặc dưới 4 độ C và nhiệt độ ngăn đá là khoảng -18 độ C.
Nhiệt độ ngăn đá nên để khoảng -18 độ C
Luôn giữ cho ngăn đá tủ lạnh không bị trống
Càng nhiều đồ nhét vào ngăn đá tủ lạnh thì năng lượng được sử dụng để giữ lạnh thực phẩm càng ít. Vì thế, bạn không nên để ngăn đá bị trống. Trong trường hợp bạn không có thực phẩm nào để nhét vào ngăn đá, bạn hãy bỏ thêm nước vào các túi nhỏ và để vào trong tủ. Như vậy, mỗi lần mất điện, lượng nước được đóng đá trong tủ sẽ bảo quản thức ăn trong một khoảng thời gian đến khi có điện trở lại.
Cách thức lưu trữ thực phẩm trong ngăn đá
Mọi người thường có thói quen khi mua thực phẩm về là vội vàng đúc túi và nhét vào ngăn đá, nhưng thực tế việc ăn bớt công đoạn này sẽ không đảm bảo cho thực phẩm được toàn vẹn chất dinh dưỡng khi mang ra sử dụng.
Hầu hết các thực phẩm trước khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh phải được xử lý qua. Ví dụ, đối với rau củ quả, các bạn nên rửa sạch, chần rau quả, trái cây qua nước sôi rồi mới cho chúng vào túi lưu trữ để giữ được hương vị và dinh dưỡng lâu hơn.
Đối với các loại bánh ngọt và bánh mì, các bạn hãy để nguội hoàn toàn trước khi đông lạnh. Cũng giống như vậy, thịt nướng, thịt gà và cá đã được nấu chín muốn để ngăn đá thì bạn cũng phải để nguội trước tiên. Tốt nhất, các bạn nên chia nhỏ thành nhiều túi và có ghi nhãn rõ ràng về thời gian định bảo quản.
Trước khi cho đồ vào đông lạnh, các bạn nên rửa sạch hoặc xử lý qua rồi mới cho vào túi
Chú ý khi đông lạnh chất lỏng
Các thực phẩm dạng lỏng nhử sữa khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thường nở hơn rất nhiều so với bình thường vì thế nếu bạn muốn đông lạnh sữa thì hãy để chúng vào ly hoặc túi rộng.
Sữa chua, kem chua, sữa, pho mát và kem có thể được đông lạnh nhưng bạn nên sử dụng chúng như là một nguyên liệu nấu ăn thay vì ăn trực tiếp chúng.
Cách thức đông lạnh trứng
Trứng sống hay trứng đã luộc chín cũng có thể được đông lạnh, nhưng nếu bạn không đóng gói chúng trong túi hay vật dụng gì thì vỏ trứng sẽ bị nứt. Do đó, bạn hãy sử dụng những chiếc khay đá và đặt từng quả trứng vào đó để bảo quản được tốt hơn. Bạn cũng có thể đông lạnh lòng trắng trứng và lòng đỏ một cách riêng biệt với những chiếc khay nước đá như trên.
Cuối cùng, bạn đừng quên ghi nhãn rõ ràng để nắm bắt được thời gian sử dụng nhé.
Đông lạnh một số thực phẩm không thể ngờ tới
Ngoài việc đông lạnh thịt, cá, sữa thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngăn đá để bảo quản những loại thực phẩm sau:
– Các loại thảo mộc tươi: rửa sạch, thái nhỏ rồi bỏ chúng vào khay nước đá với một ít nước hoặc dầu.
– Tỏi băm, hành lá thái nhỏ.
– Bánh Pizza, bánh mì, bột làm bánh.
– Mì ống đã qua chế biến.
– Súp, nước sốt.
– Các loại hạt, bột khi được bảo quản trong ngăn đá sẽ giữ được lâu hơn.
Để các loại thảo mộc vào khay đá rồi cho thêm nước và đặt vào ngăn đá
Tiết kiệm nhờ tủ đông lạnh
Các nguyên liệu như cà rốt, hành tây, các loại thảo mộc… thường bị thừa lại sau mỗi lần nấu ăn nên nhiều người sẽ thẳng tay ném bỏ chúng vào thùng rác.
Theo vị đầu bếp nổi tiếng người Pháp, ông Jacques Pepin thì bạn không nên lãng phí như vậy. Thay vì vứt bỏ các nguyên liệu thừa đó, bạn hãy để chúng vào hộp hoặc túi nhỏ rồi để vào ngăn đá. Mẹo này rất hữu ích, giúp bạn tiết kiệm tiền và hạn chế chất thải.
Các phần nguyên liệu nấu ăn thừa, các bạn có thể đóng gói cẩn thận vào trong túi rồi cho vào ngăn đá
Thời hạn bảo quản thực phẩm đông lạnh
Hầu hết các thực phẩm được đông lạnh đều có giới hạn một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn đối với các loạt thịt gia cầm sống thì chúng có thể được đông lạnh trong khoảng 1 năm mà không hề bị hỏng.
Trong khi đó, các sản phẩm từ sữa nên được sử dụng trong vòng hai đến ba tháng. Còn đối với các loại trái cây, rau quả nhiều nước như dưa chuột, cam quýt, táo thì các bạn không nên đông lạnh vì sẽ khiến chúng bị mềm và mất hương vị.
Với các loại trái cây, rau quả nhiều nước như dưa chuột, cam quýt, táo thì các bạn không nên đông lạnh vì sẽ khiến chúng bị mềm và mất hương vị
Tốt nhất, để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng lãng phí thực phẩm đông lạnh, các bạn nên sử dụng chúng trong vòng 6 tháng, không nên để đến khi có một lớp băng dày bao quanh thực phẩm mới lôi ra sử dụng.