Tuesday, November 19, 2024
Trang chủNấu ănCách làm dưa kiệu ngon mà không cần giấm

Cách làm dưa kiệu ngon mà không cần giấm

Với cách làm này, dưa kiệu giòn, trắng, vị chua thanh và đặc biệt để kiệu lâu vẫn không bị hư.

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2017 và mỗi khi xuân về nhà nhà đều chuẩn bị cho mình bánh, mứt, dưa kiệu, dưa hành… Hiện tại, ở các siêu thị đã có đầy đủ các mặt hàng Tết phục vụ cho mọi người nhất là những người bận rộn với công việc cuối năm.

Dưa kiệu với tôm khô và trứng bắc thảo là món lai rai trong những ngày Tết

Tuy nhiên, nếu chịu khó một chút, bạn sẽ có những món ngon đãi cả gia đình trong những ngày Tết. Hãy thử tài làm dưa kiệu theo cách dưới đây bạn sẽ có món dưa kiệu ngon mà lại an toàn về mặt vệ sinh cho cả gia đình. Nào hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm dưa kiệu mà không cần đến giấm nhé!

Nguyên liệu:

Củ kiệu tươi

– Kiệu: 1 kg (nên chọn kiệu Huế củ nhỏ sẽ ngon hơn)

– Đường: 300 gram

– Muối hột: 2 muỗng canh

– Phèn chua: 1 muỗng cà phê

– Giấm: 1 chén nhỏ

Thực hiện:

– Củ kiệu mua về rửa sơ, đem ngâm kiệu với nước có pha muối khoảng 12 tiếng. Sau đó đem kiệu xả lại với nước sạch nhiều lần.

Ngâm kiệu với nước muối

– Cho kiệu đã rửa sạch vào thau có pha nước phèn chua, tiếp tục ngâm và đem thau kiệu đi phơi 1 nắng.

– Vớt kiệu đã ngâm ra rổ, xả lại bằng nước sạch từ 5-6 lần. Rải kiệu đều ra khay và phơi 1 nắng.

Kiệu sau khi đã ngâm và được phơi cho ráo

– Kiệu khô hẳn, ta tiến hành cắt bỏ rễ và lá, lột bớt vỏ lụa bên ngoài cho sạch. Lưu ý khi cắt kiệu, chúng ta đừng cắt quá sâu vào phần rễ vì như vậy khi ngâm kiệu sẽ dễ bị hư.

Cắt bỏ rễ và lá kiệu

– Tiến hành rửa kiệu bằng cách lấy chén giấm, cho một ít củ kiệu vào chén rửa qua, sau đó vớt kiệu ra để khô (hoặc dùng khăn sạch lau khô). Làm lần lượt cho đến khi hết kiệu.

– Cho kiệu đã rửa vào thố, cứ 1 lớp kiệu rồi đến 1 lớp đường, làm cho đến hết kiệu. Đậy nắp thố lại đem đi phơi nắng, thỉnh thoảng đảo kiệu cho đường tan. Khoảng 2 ngày sau là kiệu sẽ có nước và đường sẽ tan hết.

Cứ 1 lớp kiệu 1 lớp đường

– Xếp kiệu vào lọ thủy tinh. Dùng nan tre nén chặt kiệu lại, sau đó trút hết phần nước đường đã ngâm kiệu vào trong hũ. Đậy kín nắp để khoảng 2 tuần là kiệu tự lên men và ăn được.

Xếp kiệu vào lọ thủy tinh

Với cách làm này, tuy thời gian để kiệu chua hơi lâu hơn nhưng bù lại dưa kiệu sẽ giòn, ngon và đặc biệt là để lâu sẽ không bị hư. Dưa kiệu ăn kèm với tôm khô hay trứng bắc thảo sẽ là món ngon để các ông chồng lai rai trong những ngày Tết. Bạn hãy thử tài để đãi cả gia đình trong dịp Tết này nhé!

Đậy kín nắp hũ kiệu lại

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT