Saturday, January 18, 2025
Trang chủSức khỏeCây đinh lăng bài thuốc tiền đình dưỡng não

Cây đinh lăng bài thuốc tiền đình dưỡng não

Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

DinhLang_2

Trong Đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloit, glucozit, saponin (thành phần có trong nhân sâm), flavonoit, tanin, vitamin B1, B6, B12 và 20 axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin … là những axit amin không thể thay thế được (Ngô ứng Long – Viện quân y, 1985).

Dược tính và công dụng của cây đinh lăng

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.

DinhLang_1

Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:

_ Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.

_ Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.

_ Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.

_ Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Bàn  vệ các chứng “hư hỏa” của y học cổ truyền nhân hiện tượng “đầu bốc khói” cho phụ nữ khi bị rối loạn tiền đình

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT