Sunday, January 19, 2025
Trang chủNhiếp ảnhCơ bản về chụp ảnh chân dung

Cơ bản về chụp ảnh chân dung

Ảnh chân dung là dạng nhiếp ảnh được sử dụng nhiều trong đời sống với mục đích ghi lại chân dung của con người, qua đó lột tả được sắc thái, biểu cảm hoặc sâu hơn nữa là tác động đến suy nghĩ của người xem. Để chụp được tấm hình chân dung không đơn giản, nó đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố.

Về cơ bản, chụp chân dung có 3 kiểu là: chụp đầu và vai, chụp 3/4 cơ thể và chụp toàn thân. Trong bài biết này, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một vài hướng dẫn cơ bản trong thể loại chụp ảnh này.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_1

Chân dung đầu và vai

chup-anh-chan-dung_03.03.15_2

Chân dung 3/4

chup-anh-chan-dung_03.03.15_3

Chân dung toàn thân

Bố cục ảnh chân dung

– Quy luật 1/3: Đây là một trong những quy luật căn bản nhất để điều chỉnh bố cục bức ảnh. Người chụp sẽ chia khung ảnh ra thành 9 phần bằng nhau tạo bởi hai đường ngang và hai đường dọc. Điểm giao nhau giữa các đường thẳng là điểm gây chú ý nhất trên một bức ảnh nên ta có thể đặt điểm nhấn của chủ thể vào các vị trí này. Thông thường vị trí này là hai điểm giao nhau ở 2/3 bức ảnh tính từ cạnh dưới lên.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_4

Quy luật 1/3

– Hướng chụp: Chụp với khoảng trống trước mặt chủ đề nhiều hơn so với phía sau lưng, khi đó nhìn chủ thể sẽ có phương hướng và tránh cảm giác cứng cáp như trong chụp ảnh thẻ.

– Đường thực và đường ảo: Đường thực là đường hướng mắt của chủ thể, còn đường ảo là đường chéo phá đi tính chất thụ động dọc ngang của khung hình chữ nhật, khi đó nhìn ảnh sẽ hướng vào chủ đề và sinh động hơn.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_5

Đường màu xanh lá cây là đường thực theo hướng mắt nhìn và đường màu đỏ là đường ảo

– Bố cục: Hình dạng tam giác hoặc hình thang với đáy lớn nằm dưới tạo cảm giác chắc chắn. Ngoài ra còn có các dạng bố cục sau để tạo bức ảnh dễ nhìn và nhấn mạnh vào chủ thể: dạng chữ L ngược, S ngược, Z ngược và C ngược. Trong đó, bố cục tam giác và hình thang được áp dụng nhiều và dễ dàng hơn với chủ thể là từ hai người trở lên, trong khi dạng chữ S sẽ tạo cảm giác dễ chịu nhất và thích hợp với chụp một chủ thể. Về cơ bản, những đường cong hay góc nhọn mà những hình này tạo ra sẽ thu hút ánh mắt người xem đến chủ thể cần nhấn mạnh ở khu vực các đường thẳng trong quy luật kinh điển 1/3.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_6

Bố cục hình tam giác với mắt nằm gần trục ngang 2/3 từ cạnh dưới lên

– Tạo khung (frame) cho ảnh: Bằng các đường, cạnh, người chụp có thể hướng dẫn mẫu tạo dáng để có khuôn mặt nằm trong một dạng khung, mục đích là để nhấn mạnh vào khuôn mặt.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_7

Chủ thể tạo dáng chữ L ngược, lồng khung cửa

– Phần hậu cảnh và tiền cảnh có màu tối, mờ hơn so với khuôn mặt, đặc biệt ở vùng mắt bởi vì vùng sáng sẽ hút mắt người xem và phần đen thiếu đi sự lôi cuốn. Do đó những phần sáng hơn chủ đề là những phần làm giảm đi sự chú ý vào chủ đề.

– Tạo dáng tự nhiên, thoải mái, biểu lộ cảm xúc: trao đổi cởi mở với chủ thể, hướng dẫn chủ thể qua giao tiếp, lời nói thể tăng khả năng giao lưu, sáng tạo chứ không trực tiếp dùng tay điều chỉnh chủ thể. Đặc biệt chú ý đến đôi mắt và bờ môi, đây là những điểm trên khuôn mặt có khả năng biểu cảm cao nhất. Thường là chủ thể có tư thế đứng hoặc ngồi, khi đó có thể tạo sự thoải mái, không gò bó ví dụ như đứng dựa vào khung cửa, ngồi kê tay hoặc có điểm tỳ. Và khi đã có tư thế thoải mái rồi, người chụp ảnh cần hướng dẫn để các chi tiết nhỏ như cổ tay, dáng người, trọng tâm của chủ thể tạo nên một tư thế đẹp, hài hòa. Sự diễn cảm có vai trò rất quan trọng, tránh để chủ thể mất tập trung (có thể chụp nơi ít người qua lại), khi đó bức ảnh sẽ có cái hồn, thể hiện được cá tính nhân vật.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_8

Cảm xúc tự nhiên của em bé khi bất ngờ quay lại

– Cảm giác khó chịu và cân đối: điều chỉnh để có được chủ thể trên khung hình ở mức vừa đủ, không lớn quá cũng như không nhỏ quá, ví dụ nếu chụp mẫu với đằng sau là khu rừng rộng lớn và mẫu thì bé xíu thì sẽ tạo cảm giác khó chịu khi nhìn vào. Sự cân đối chính là để chủ thể vừa đủ trong khung hình và không nhạt nhòa với môi trường xung quanh.

– Chọn khoảng cách chụp hợp lý, không gần quá gây mất thoải mái với chủ thể, cũng không xa quá gây khó khăn trong quá trình hướng dẫn chủ thể và tạo cảm giác rời rạc.

– Hạn chế tư thế đầu, vai vuông góc với ống kính vì nó tạo cảm giác không thoát ra khỏi khung hình với các đường ngang dọc khô cứng (tất nhiên có những trường hợp phải chụp đầu và vai vuông góc với ống kính ví dụ chụp ảnh thẻ). Trong tạo dáng nữ thường nghiêng đầu về phía vai gần máy ảnh hơn trong khi nam nghiêng đầu về phía vai thấp và xa máy ảnh để tạo các đường chéo, đường ẩn tập trung vào chủ thể.

– Tư thế của đầu: tư thế 7/8 người chụp sẽ thấy toàn bộ một bên tai và chỉ một phần bên tai kia.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_9

– Tư thế 3/4 hoặc 2/3 khuôn mặt: khung ảnh sẽ hiển thị lên toàn bộ vùng mặt một bên đến hết đuôi mắt bên kia. Lưu ý là hầu hết ai cũng có một mắt to hơn, một mắt nhỏ hơn nên chụp với ống kính ở phía gần mắt nhỏ hơn để có khuôn mặt với 2 mắt trông bằng nhau.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_10

Chụp 3/4 khuôn mặt, tạo dáng với vai chéo, cổ tay nắm nhẹ hướng sự tập trung về đôi mắt

– Tư thế 1/2 khuôn mặt: hướng dẫn chủ thể quay một góc vuông với ống kính, khi đó chỉ thấy một nửa bên mặt, các đường chéo tạo từ vai, cúi đầu cũng như dáng người sẽ tạo thành các góc điểm nhấn.

– Chụp với cằm hơi cúi xuống một chút sẽ làm khuôn mặt trở nên thanh thoát hơn.

– Chỉnh tiêu cự vào mắt vì mắt thể hiện cảm xúc rất tốt, từ đó làm tâm để bố cục bức ảnh.

– Nên trang điểm đậm hơn bình thường (nhưng không đậm quá) để thể hiện tốt các đường nét trên khuôn mặt, đặc biệt là đôi mắt và môi.

– Chú ý đến ánh sáng và hướng sáng: cần quan sát mức độ sáng và hướng ánh sáng vì ánh sáng có vai trò quan trọng trong nước ảnh

– Học cách sử dụng flash: flash rất cần thiết trong quá trình chụp ảnh kể cả khi chụp với trời đủ nắng. Với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ sử dụng flash để làm vùng cổ và các phần trũng như khu vực mắt trở nên sáng đều hơn.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_11

Ảnh chụp với flash dưới tán lá

Với những người thích chụp làm mờ phông đằng sau, làm nổi bật chủ thể thì mở khẩu lớn, muốn rõ phông đằng sau thì khép khẩu nhỏ. Lưu ý là khi khép khẩu nhỏ thì lượng ánh sáng vào cảm biến sẽ ít hơn, máy sẽ dễ bị rung hình hơn.

Những trường hợp thường gặp

– Chụp ngoài trời:

+ Với ánh sáng mạnh: thường là vào giữa trưa, ánh sáng trên đỉnh đầu. Ánh sáng khi đó rất mạnh, hắt vào mặt chủ thể và tạo khoảng tối sậm, khi đó chụp để lấy được phần lớn khuôn mặt trong khung hình, di chuyển sao cho ánh sáng không tạo thành những hố đen trên mặt mẫu. Thao tác chụp cũng cần nhanh để tránh mẫu nhăn nhó và toát mồ hôi dưới trời nắng.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_12

Khuôn mặt lớn trong khung hình nhằm giảm bớt tác động của ánh sáng mạnh đến toàn bộ khung hình

+ Chụp trong bóng râm: cần lưu ý những tia nắng chiếu xuyên qua kẽ lá vào khuôn mặt khi chụp ngoài trời. Nếu chụp ở dưới hiên nhà thì tìm những nơi có màu đồng nhất (hạn chế nhiều màu gây rối mắt), chỉnh khẩu độ mở lớn, độ nhạy sáng ISO nhỏ, tốc độ thích hợp để, flash để mức thấp (có thể là mode) để chủ thể đủ sáng và nổi bật.

+ Chụp khi trời nhiều mây: đây là thời điểm lý tưởng để chụp chân dung vì ánh sáng mặt trời bị mây che nhiều và tản đi. Khi chụp cần bổ sung thêm sáng từ đèn flash và ISO để khuôn mặt đỡ bị xám.

+ Ánh sáng nhẹ: cũng là thời điểm lý tưởng để chụp chân dung, thời gian này vào khoảng 9h30 buổi sáng và 4h30 buổi chiều, ánh nắng lúc này không còn gắt nữa. Khi đó có thể chụp với các trường hợp sau: 1) Nếu hướng nắng đi vuông góc với góc chụp, ta chụp mẫu ở vị trí nghiêng ½ khuôn mặt, sử dụng đèn flash để fill khuôn mặt cho ánh sáng đều. 2) Nếu ánh sáng trên cao: chụp với tạo hình mẫu nhìn trực diện về phía ánh sáng, đầu nghiêng 3/4 hướng lên trên, tay và vai tạo các đường chéo, có thể không cần dùng flash để tạo chiều sâu cho khuôn hình. 3) Phía ánh sáng từ bên trên: nên để chủ thể hơi cúi về phía trước, đầu nghiêng 7/8, chụp với flash nhẹ tán rộng, khuôn mặt chiếm tương đối lớn trong khung hình.

– Khi chụp trong nhà: thường thì bóng đèn ở phía bên trên, ánh sáng hầu như là thiếu hơn so với bên ngoài, ta cần mở khẩu tối đa để lấy được nhiều sáng. Nếu chụp bằng ống zoom thì để zoom ở chế độ nhỏ nhất có thể, lúc đó, ánh sáng sẽ thu được nhiều hơn về cảm biến và thời gian phơi sáng sẽ giảm xuống. Ngoài ra ta có thể dùng chân (tripod) để đỡ rung.

chup-anh-chan-dung_03.03.15_13

Chụp trong lều không bật Flash, ánh sáng bóng đèn trên mặt khiến chủ thể nổi bật so với nền

+ Chụp với đối tượng ngồi bên cửa sổ: lưu ý nếu ánh sáng mạnh quá hắt vào thì cần có tấm màng chắn sáng để cản bớt lại, ta sẽ tập trung vào con mắt gần cửa sổ, để chế độ đo nét Center.

Theo Vnreview

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT