Sunday, January 19, 2025
Trang chủSức khỏeĐiểm mặt những thói xấu nhiều người mắc phải

Điểm mặt những thói xấu nhiều người mắc phải

Ăn quá no, tập thể dục lúc đói, đi giày cao gót, lười đi khám bệnh… là những thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải. Dưới đây là những tật xấu hay mắc và tác hại của nó với cơ thể.

ThoiQuenAnUong

Không ăn sáng

Ăn sáng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Bữa ăn sáng đầy đủ chất sẽ tạo cho cơ thể có được sức lực dồi dào, nâng cao hiệu quả công tác và học tập. Các chuyên gia y tế khuyên rằng: Không ăn sáng sẽ xảy ra nhiều điều hại, gây cảm giác khó chịu trong bụng. Ăn uống có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nếu không ăn sáng sẽ gây cảm giác đói, khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, nhức đầu, dẫn đến đường huyết thấp. Nếu không ăn sáng kéo dài dễ gây nên bệnh mãn tính như: viêm dạ dày, thiếu máu, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, mau lão hóa, sinh ra sỏi mật.

Ăn quá no

Nếu bạn ăn no quá sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.

Uống nhiều nước sau khi ăn no

Hàng ngày, nhiều người không có thói quen uống nước nhưng sau khi ăn xong mới uống nước và uống rất nhiều một lúc. Thói quen này không những không có lợi cho sức mà còn ảnh hưởng tiêu hóa, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ uống nước trái cây

Nếu bạn chỉ uống nước trái cây mà không bổ sung thêm bất kì loại thực phẩm nào sẽ làm bạn giảm cân nhanh chóng. Nhưng đi kèm với giảm cân lúc này lại là sự thiếu chất trong cơ thể, lượng protein và calo vào cơ thể không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mô cơ. Và cho đến một lúc cơ thể bạn suy kiệt năng lượng, bạn sẽ ăn bù nhiều hơn để lấy lại sức lực và cơ bắp.

Chạy bộ lúc đói

Khi bụng đang đói, nếu bạn chạy bộ thì tim và gan sẽ phải làm việc nhiều, xuất hiện tình trạng không bình thường, nguy hại đến cơ thể. Những người đã trên năm mươi tuổi, do khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị hạ thấp nên càng nguy hiểm hơn.

Ăn thực phẩm hun khói

Nhược điểm của thịt muối hoặc hun khói là chứa nhiều muối, thủ phạm gây tổn thất các chất khoáng (đặc biệt là magiê, rất cần cho phản ứng sinh hóa trong cơ thể). Không những thế, muối còn là thủ phạm làm tăng huyết áp, gây chướng bụng, gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Các loại thịt hun khói không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác rõ ràng có thể chứa nhiều mỡ bão hòa, các hợp chất độc hại sinh ra khi gia nhiệt, các chất phụ gia, chất hoóc-môn tăng trưởng và kháng sinh tồn dư… Do vậy, mọi người chỉ nên sử dụng thịt chế biến sẵn có nguồn gốc rõ ràng do các đơn vị có uy tín sản xuất.

Ăn quá nhiều đường và bánh kẹo ngọt

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Ăn nhiều đường dễ dẫn đến rối loạn chuyển hoá, rối loạn nội tiết và suy dinh dưỡng

Ăn nhiều mì ăn liền

Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên. Do vậy, người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và gây tổn thương cho thận.

Uống nước trà ngay sau bữa ăn

Ăn xong uống nước trà ngay không những làm loãng dịch vị mà số lượng lớn axit amin trong trà sẽ kết hợp với chất protein trong thức ăn đọng lại không có lợi cho việc hấp thu tiêu hóa chất protein.

Uống trà quá đặc cũng làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra trà đặc còn gây mất ngủ.

Uống rượu quá liều lượng

Uống rượu quá liều lượng sẽ làm tổn thương đến gan, dạ dày; nếu uống rượu quá thường xuyên còn làm cho chất cồn tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc mãn tính, làm tê liệt thần kinh, gây rối loạn trong hệ thống trao đổi chất trong cơ thể tăng nhanh sự lão hóa.

Ngủ quá nhiều

Ngủ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho não, làmchosự trao đổi sinh lý giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời còn làm suy giảm các chức năng cảm giác, giảm độ căng cơ xương và khả năng miễn dịch, gây nên hàng loạt bệnh, đặc biệt là tuần hoàn máu chậm sẽ gây bệnh tim đột phát hoặc tai biến mạch máu não.

Hút thuốc là ngay khi vừa ăn xong

Thói quen này rất nguy hại. Khi ăn xong thì tuần hoàn máu trong đường máu và dạ dạy tăng nhanh, tăng cường nhu động, các mạch máu ở mô mao ruột dài ra. Trong thuốc lá có những chất độc tố dễ thâm nhập vào cơ thể, cho nên độc hại càng tăng.

Đi bộ ngay sau khi ăn

Ăn xong thì máu chảy vào dạ dày để giúp cho việc tiêu hóa, vì thế việc cung cấp máu cho các bộ phận khác ít đi, Nếu ăn xong đi bộ ngay sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, giảm bớt máu cung cấp cho ruột già và dạ dày. Do đó những người cao tuổi có bệnh tim mạch và dạ dày yếu ăn cơm xong nên nghỉ ngơi.

Đi giày quá cao

Ði giày quá cao sẽ làm cho bàn chân và ngón chân chịu tải trọng quá mức, cơ thể nghiêng về phía trước, phần ngực và lưng ưỡn về phía sau làm tổn thương dây chằng cơ lưng, dễ sinh ra lệch ngón chân, sai lệch khớp cổ chân.

Đánh răng quá nhiều lần trong ngày

Bác sĩ, nha sĩ Peter Alldritt, chủ tịch Ủy ban Sức khỏe Răng miệng thuộc Hiệp hội Nha khoa Australia, khuyến cáo: “Lớp men trên răng chỉ có độ dày nhất định. Nếu đánh răng quá nhiều lần mỗi ngày sẽ khiến lớp men này mỏng đi. Khi đó, phần ngà răng dưới lớp men sẽ dần lộ ra khiến răng bạn trông càng vàng hơn”.

Tuy nhiên, không đánh răng hoặc đánh răng 1 lần/ngày cũng không tốt cho răng vì không thể loại bỏ hết các vi khuẩn và mảng bám trên răng. Tốt nhất, bạn nên giữ thói quen đánh răng 2 lần sáng, tối. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm chỉ nha khoa trong ngày để loại bỏ các thức ăn bám trên răng, ngăn ngừa khả năng vi khuẩn phát triển.

Lạm dụng nước rửa tay khô

Tất cả các loại nước rửa tay khô đều có chứa cồn để có thể làm sạch vi khuẩn trên tay. Tuy nhiên, lạm dụng nước rửa tay lại là điều mà bạn nên tránh vì dùng càng nhiều nước rửa tay càng có hại cho làn da của bạn.

Theo bác sĩ Dawes-Higgs – bác sĩ da liễu tại Mỹ thì “Dùng nước rửa tay khô quá thường xuyên sẽ làm da bị khô (do thành phần cồn có trong nước rửa tay) và có thể gây dị ứng. Da khô thì dễ bị nứt và vi khuẩn dễ xâm nhập, sinh sôi trong cơ thể bạn. Với trường hợp này, nước rửa tay đã hoàn toàn phản tác dụng”.

Để giữ vệ sinh tay, bạn nên rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, chỉ nên dùng nước rửa tay khô trong những trường hợp bất đắc dĩ không còn cách nào khác.

Uống quá nhiều nước có ga

Ai cũng biết đến nước ngọt có ga và đã từng uống nước ngọt có ga. Tuy nhiên, có những người đặc biệt thích uống nước ngọt có ga mà không lường trước được những tác hại của nó.

Trong nước có gas chứa nhiều cafein thường làm cho huyết áp tăng lên, huyết áp quá cao sẽ tổn hại đến thận. Uống nhiều nước có ga trong thời gian dài có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương, gây ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường .

Ngoài ra, theo các nhà khoa học Thụy Điển thì nước ngọt có ga tiềm ẩn chất gây ung thư như methylmadizole và làm tăng nguy cơ lão hóa do chứa nhiều axit photphoric.

Lười đi khám bệnh

Thói quen này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc mà bạn không ngờ tới. Những người đi khám bệnh thường xuyên sẽ có khả năng phát hiện được bệnh sớm hơn, nhờ đó hiệu quả điều trị cũng tốt hơn.

Có những bệnh không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhất là những bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tình dục … hoặc các triệu chứng tương tự nhau khiến cho nhiều người chủ quan nghĩ mình không bị bệnh hoặc nhầm lẫn bệnh này với bệnh kia. Từ đó, họ hoặc là không đi khám hoặc tự mua thuốc điều trị… Kết quả là tới khi đến gặp bác sĩ thì bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn, việc điều trị gặp khó khăn hơn

Chính vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen khám bệnh định kì 6 tháng hoặc1 năm một lần. Trong trường hợp thấy có những dấu hiệu khả nghi và bất thường ở cơ thể thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT