Friday, November 22, 2024
Trang chủSức khỏeĐỗ quyên - Hoa đẹp làm thuốc

Đỗ quyên – Hoa đẹp làm thuốc

Y học cổ truyền cho rằng hoa đỗ quyên có tác dụng điều kinh, trừ đàm, khử phong thấp, làm hết ngứa; vì vậy được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết…

Lá đỗ quyên có tác dụng cầm máu, trừ phong thấp, giảm đau nên được dùng trong chữa trị các chứng xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, trĩ đang xuất huyết, kiết lỵ, viêm khớp, tổn thương do ngã…

Các bài thuốc có đỗ quyên

Chữa viêm phế quản mạn: Lá đỗ quyên 30 g, lá nhót 15 g, rau diếp cá 24 g. Sắc lấy nước uống ngày 3-4 lần trong vài ngày.

Chữa nôn ra máu, chảy máu mũi: Hoa đỗ quyên 15 g, rễ đỗ quyHoa-Do-Quyen2ên 15 g. Sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa rong kinh: Rễ đỗ quyên 30-60 g, sắc uống cùng với chút rượu vang. Hoặc: Hoa đỗ quyên 60 g, sao với rượu rồi sắc uống.

Chữa xuất huyết hậu sản: Lá đỗ quyên 1 nắm, sắc cùng với một chút rượu mà uống.

Chữa lòi dom: Rễ đỗ quyên tươi 30-60 g, ruột già lợn 1 đoạn, sắc lấy nước uống 3-4 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt và viêm loét vùng gáy: Lấy lá đỗ quyên và lá trắc bách diệp còn tươi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, cùng mật ong rồi đắp lên vùng bị tổn thương.

Chữa ung nhọt và viêm loét phần mềm: Lấy cành hoặc lá non đỗ quyên giã nát và đắp lên chỗ đau.

Trị vết thương do ngã: Nếu đau nhức nhiều, dùng lá đỗ quyên tươi giã đắp vào nơi đau; hoặc lấy lá đỗ quyên khô tán bột rắc vào vết thương để cầm máu. Nếu bầm giập, sưng tấy nhiều, dùng lá tươi đỗ quyên cùng nghệ vàng lượng vừa đủ dùng, giã nát chế thêm chút rượu để đắp bó vào nơi thương tổn. Kết hợp lấy rễ đỗ quyên 20-30 g, sắc lấy nước uống ngày 3-4 lần.

Chữa bất tỉnh do quá sợ hãi, hay bị chấn thương cơ học: Dùng rễ đỗ quyên, bỏ vỏ thô bên ngoài rễ, sấy khô, tán bột. Sau đó lấy một ít bột này thổi vào mũi người bệnh.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT