Rau xanh và trái cây trong chế độ ăn uống luôn đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn rau xanh và trái cây bạn cũng cần phân biệt đúng – sai để chúng có thể phát huy hết những công năng vốn có.
1. Để đảm bảo an toàn, rau củ quả tươi nên được rửa bằng nước ấm và chất tẩy rửa hoa quả
Sai. Tất cả các loại trái cây và rau xanh chỉ cần được rửa kỹ bằng nước sạch thông thường. Tốt nhất là nên rửa dưới vòi nước sạch, nhiệt độ của nước không quyết định đến độ an toàn của rau xanh và trái cây.
Bạn cũng không nhất thiết phải dùng đến các hóa chất tẩy rửa, bởi đôi khi không hỉêu biết còn gây nên những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe.
2. Trái cây tươi có thể bảo quản an toàn trong tủ lạnh với thời gian trên một tuần.
Sai. Hầu hết các loại rau xanh và trái cây đều dễ có nguy cơ bị hỏng, thối nếu để quá lâu. Các chuyên gia kiểm nghiệm thực phẩm, khuyên bạn nên ăn trái cây chỉ sau khoảng vai ngày mua về, để đảm bảo an toàn và dưỡng chất vốn có.
Đối với các loại trái cây thuộc họ cam, quýt bạn chỉ nên để tối đa một tuần. Với các loại như khoai tây, hành, và tỏi bạn có thể để được lâu hơn nhưng nên nhớ là đó phải là môi trường mát mẻ, ít ánh sáng.
Nếu dùng chung dao cắt trái cây với dao thái thịt sống, bạn sẽ rất có nguy cơ bị ngộ độc
3. Nước quả đã tiệt trùng an toàn hơn nước chưa qua tiệt trùng
Đúng. Quá trình tiệt trùng sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ, người già nên uống những loại nước quả đã qua tiệt trùng.
4. Trẻ nhỏ không nhất thiết phải cần được dạy cách rửa tay trước khi ăn trái cây và rau xanh cho đến khi chúng đến tuổi đi học.
Sai. Tất cả mọi người thậm chí là trẻ nhỏ cũng nên biết rửa tay đúng cách với xà bông diệt khuẩn và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn bất cứ món nào.
5. Có thể dùng chung dao cắt thịt sống để gọt trái cây miễn là dao đó đã được lau sạch
Sai. Nếu dùng chung dao cắt trái cây với dao thái thịt sống, bạn sẽ rất có nguy cơ bị ngộ độc.
Nếu muốn dùng dao đã thái thịt để cắt trái cây, bạn nên dùng nước sôi rửa sạch dao. Tuy nhiên, tốt nhất là vẫn nên dùng riêng dao để thái thịt và gọt trái cây.
6. Rau càng hầm kỹ, ninh nhừ càng an toàn
Sai: Nhiều bà nội trợ trợ cho rằng, rau càng hầm kỹ, ninh nhừ sẽ giúp loại bỏ được các loại chất bảo quản, gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nấu rau xanh theo kiểu như vậy sẽ làm thất thoát đi một lượng lớn vitamin sẵn có.
Cũng xin nhắc thêm với bạn rằng, trong quá trình luộc rau bạn cũng không nên thường xuyên mở vung vì như vậy, hàm lượng vitamin sẵn có sẽ dễ bị bay hơi.
7. Không nhất thiết phải rửa kỹ quả trước gọt vỏ
Sai. Bạn ý thức được rằng, việc rửa rau củ quả sẽ giúp loại trừ được phần nào vi khuẩn và những chất bảo quản. Tuy nhiên, bạn lại cho rằng đối với các loại trái cây như cam, chuối, dưa hấu, xoài bạn lại không rửa trước khi ăn vì cho rằng việc bỏ vỏ của chúng sẽ giúp loại bỏ hết vi khuẩn. Tuy nhiên những loại vi khuẩn nguy hiểm trên vỏ trái cây vẫn có thể bám vào tay khi bạn chạm vào, thậm chí chúng có thể thâm nhập vào trong phần thịt quả khi cắt, bổ trái cây.
Do đó, dù là loại trái cây nào, bạn cũng nên rửa dưới vòi nước chảy trước khi ăn, nên dùng khăn rửa sạch lớp vỏ bên ngoài kể cả xoài, táo hay đào, chuối. Rửa xong nên lau khô trái cây bằng khăn mềm hoặc giấy ăn, sau đó rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của vi khuẩn.
8. Nên cho nhiều nước khi nấu rau
Sai: Khi nâú ăn, đặc biệt là nấu các món rau, nếu bạn cho quá nhiều nước thì sẽ làm cho lượng vitamin và khoáng chất có trong rau bị chuyển hoá ra nước và bay hơi. Như vậy món rau mà bạn ăn sẽ không đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng vốn có nữa.
Để giữ cho các chất dinh dưỡng trong rau không bị mất đi trong quá trình đun nấu, bạn có thể hấp rau cách thuỷ với lượng nước ít hơn, xào hoặc luộc bằng lo vì sóng cũng là cách giữ chất dinh dưỡng quý giá trong rau