Sunday, January 19, 2025
Trang chủSức khỏeDược thảo hỗ trợ điều trị căn bệnh lao phổi

Dược thảo hỗ trợ điều trị căn bệnh lao phổi

Lao phổi thuộc phạm vi chứng phế lao. Dược thảo trong những bài thuốc trị lao thường có tác dụng chống lại trực khuẩn lao và một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác, giảm ho, chống viêm, long đờm, kích thích miễn dịch và cầm máu.

Cỏ nhọ nồi:

  HoTroTriLaoPhoi_11

Có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, chống viêm; được dùng trong một số bài thuốc trị lao phổi. Ngày dùng 20 g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống.

Bách hợp:

HoTroTriLaoPhoi_1

Theo y học cổ truyền, bách hợp được dùng trị lao phổi, thổ huyết, ho có đờm, viêm phế quản. Dùng bách hợp tươi với liều 30 g, giã và vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Cam thảo bắc:

DieuTriHuyetApThap 3 Điều trị huyết áp thấp bằng bài thuốc đơn giản

Có tác dụng kháng một số vi khuẩn gây bệnh. Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng trị lao phổi, ho và viêm phế quản. Ngày dùng 5-10 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc bột.

Xuyên tâm liên:

HoTroTriLaoPhoi_2

Có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lao và một số vi khuẩn gây bệnh khác. Trên lâm sàng, cao chiết xuyên tâm liên được dùng thay thế streptomycin hoặc pyrazinamid trong liệu pháp phối hợp 3 thuốc streptomycin, isoniazid và pyrazinamid để điều trị lao phổi và cho kết quả tốt.

Bách bộ:

HoTroTriLaoPhoi_3

Có tác dụng kháng khuẩn trực khuẩn lao. Hoạt chất stemonin làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho, long đờm. Trong y học cổ truyền, nó được dùng điều trị lao phổi. Ngày dùng 8-12 g dưới dạng thuốc sắc, cao, viên.

Bối mẫu:

HoTroTriLaoPhoi_4

Các alkaloid peimin và peiminin trong bối mẫu có tác dụng ức chế ho. Nó được dùng theo kinh nghiệm cổ truyền để điều trị lao phổi thổ huyết, ho đờm, ho gà, viêm họng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đẳng sâm:

Rễ đẳng sâm có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch. Nó được dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ toàn thân, cầm máu. Ngày dùng 16-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên.

Mạch môn:

HoTroTriLaoPhoi_6

Có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống viêm; dùng chữa ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ về chiều sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết. Ngày dùng 12-20 g dạng thuốc sắc.

Ngọc trúc:

HoTroTriLaoPhoi_7

Trong y học cổ truyền, ngọc trúc được dùng chữa ho khan khô khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, hư lao. Ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.

Sa sâm bắc:

HoTroTriLaoPhoi_8

Trong y học cổ truyền, sa sâm bắc được dùng chữa phế nhiệt ho khan, ho lâu ngày, lao phổi đờm có máu. Ngày dùng 12-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên hoàn.

Sinh địa:

HoTroTriLaoPhoi_9

Có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, cầm máu, được dùng trong các bài thuốc trị lao. Ngày dùng 9-15 g sinh địa hoặc thục địa, sắc nước hoặc làm hoàn uống.

Tử uyển:

HoTroTriLaoPhoi_10

Có tác dụng kháng khuẩn, chống ho, long đờm; được dùng chữa ho nhiều đờm, ho nôn ra máu mủ, viêm phế quản, viêm họng. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Các bài thuốc điều trị hỗ trợ bệnh lao phổi

_ Mạch môn, huyền sâm, sa sâm, sinh địa mỗi vị 12 g; thiên môn, a giao mỗi vị 8 g; bách bộ 6 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Thiên môn, sinh địa, mạch môn, hoài sơn, a giao, phục linh mỗi vị 12 g; bách bộ, bối mẫu, ngọc trúc, bách hợp mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Hạ khô thảo 16 g; sinh địa, mạch môn, sa sâm mỗi vị 12 g; huyền sâm, địa cốt bì, bách bộ chế mỗi vị 8 g; xạ can 6 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Sinh địa 16 g; sa sâm, mạch môn, bách hợp, huyền sâm, hoàng cầm, hạ khô thảo, bách bộ mỗi vị 12 g; bạch cập 8 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Đẳng sâm, hoài sơn, bạch truật mỗi vị 16 g; ý dĩ, mạch môn, thiên môn, quy bản mỗi vị 12 g; a giao 8 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Đẳng sâm 16 g; bạch truật, cỏ nhọ nồi, tử uyển mỗi vị 12 g; phục linh, bách hợp mỗi vị 8 g; ngũ vị tử, cam thảo, bối mẫu mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Đẳng sâm 16 g; bạch truật, hoài sơn, mạch môn, ngọc trúc, bách bộ chế mỗi vị 12 g; ngũ vị tử 6 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Sa sâm bắc, mạch môn, tri mẫu, bối mẫu, thục địa, địa cốt bì mỗi vị 120 g. Chế thành viên hoàn hoặc dạng cao. Mỗi buổi sáng uống 10 g với cháo trắng.

_ Tử uyển, tri mẫu mỗi vị 12 g; bối mẫu 8 g; nhân sâm, cát cánh, cam thảo (hoặc ngũ vị tử) mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Đẳng sâm 16 g; hoài sơn 15 g; ý dĩ, mạch môn, xa tiền tử (hạt mã đề), hạnh nhân, khoản đông hoa mỗi vị 10 g; cam thảo 3 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Sinh địa, mạch môn, thiên môn, hoài sơn, phù bình, a giao mỗi vị 12 g; ngọc trúc, bách bộ, bối mẫu, bách hợp mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

_ Sinh địa 2.400 g; bạch phục linh 480 g; nhân sâm 240 g; mật ong 1.200 g. Giã sinh địa, vắt lấy nước, thêm mật ong vào nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ đậy kín, đun cách thủy 3 ngày đêm. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày 2-3 lần.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT