Sunday, January 19, 2025
Trang chủSức khỏeGiảm di căn ung thư bằng lõi dứa

Giảm di căn ung thư bằng lõi dứa

Ăn dứa nhiều người thường bỏ lõi vì nó hơi cứng tuy nhiên lõi quả dứa lại có tác dụng làm giảm di căn bệnh ung thư.

Ăn dứa không chỉ giúp giải nhiệt vào mùa hè, dứa còn rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…

CachDungDua Những sai lầm thường gặp khi ăn dứa

Đặc biệt, trong dứa có chứa bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa; tập trung nhiều nhất ở lõi dứa, gấp 8 đến 20 lần trong nạc dứa.

Trong 100ml dịch ép quả dứa có 800mg Bromelin. Bromelin chịu được nhiệt độ cao, ở pH 3,5 sau khi đun 1 giờ vẫn còn hoạt tính.

Ở độ pH 3,3; bromelin tác dụng như pepsin (men tiêu hóa protein của dịch vị), ở pH 6 thì như trypsin (men tiêu hóa protein của dịch tụy). Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên ăn tráng miệng bằng một vài miếng dứa cho dễ tiêu hóa.

LoiDua-NganDiCang

Dứa giúp giảm di căn bệnh ung thư

Y học đã sử dụng bromelin của dứa để điều trị bệnh lý rối loạn tiêu hóa từ những năm 1963. Gần đây nó còn được chứng minh có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị. Ngoài ra Bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giúp mau lành sẹo.

Bromelin phối hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả kháng sinh, phối hợp với một số thuốc điều trị hen (theophyllin, ephedrin…) làm tăng tác dụng chống hen.

Ngoài những công dụng trên, dứa còn được dùng để trị bệnh tăng huyết áp, hạ nhiệt, giảm sốt (dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày)

Tuy nhiên, loại quả này cũng là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc. Nguyên nhân là do vi nấm cực độc phát triển ở mắt dứa, nếu dứa bị dập nát, chúng sẽ có cơ hội thâm nhập sâu vào trong quả dứa.

Bạn cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói.

Bạn không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu cũng không nên ăn dứa do bromelin có khả năng làm tiêu fibrin dẫn đến khó cầm máu.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT