Saturday, January 18, 2025
Trang chủNhiếp ảnhGợi ý những phong cách chụp ảnh điện thoại dễ gây ấn...

Gợi ý những phong cách chụp ảnh điện thoại dễ gây ấn tượng

Dưới đây là một vài kiểu chụp ảnh dễ dàng gây ấn tượng với người xem, và hoàn toàn có thể thực hiện bằng điện thoại.

CHỤP MACRO

Ảnh cận cảnh (macro) mang lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ về những sự vật tưởng như rất quen thuộc. Chẳng hạn thay vì chụp một vườn hoa, chúng ta có thể quan sát kỹ và tìm một bông hoa đẹp, dí sát máy để có được bức ảnh chi tiết về nhụy hoa, cánh hoa, hay những con ong đang lấy mật. Thể loại ảnh này thường được áp dụng trong việc chụp hoa, chụp giọt sương hay côn trùng,…

chup-anh-smartphone_07.04.15_1 chup-anh-smartphone_07.04.15_2

Một vài bức ảnh macro được chụp từ điện thoại BlackBerry và ống kính tự chế. Ảnh: Thái Hoàng

Việc chụp ảnh macro trên điện thoại thường yêu cầu một phụ kiện là ống kính marco, có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng phụ kiện hoặc tự chế từ ống kính máy ảnh cũ, từ kính hiển vi hay kính lúp.

ẢNH PHƠI SÁNG

Thể loại ảnh phơi sáng trên điện thoại phát triển tại nước ta từ sau cuộc đổ bộ của những chiếc Nokia Lumia với khả năng điều chỉnh tốc độ chụp. Đến nay, ngoài việc phát triển về thiết bị, người chơi cũng sáng tạo thêm nhiều đạo cụ cũng như những phương thức mới để có được bức ảnh phơi sáng ấn tượng hơn.

Dễ gặp ở thể loại này là những phức ảnh đường phố với các vệt sáng do xe cộ đi lại, ánh đèn có tia lung linh, nước chảy một cách mượt mà hay steel wool xoay tròn như một bông hoa.

chup-anh-smartphone_07.04.15_3 chup-anh-smartphone_07.04.15_4

Ảnh phơi sáng với Lumia 1020. Ảnh: Hiro Hao Jie

Để chụp ảnh phơi sáng trên điện thoại, thiết bị là yếu tố quan trọng trước khi quan tâm đến đạo cụ hay khung cảnh. Một vài smartphone hiện nay có khả năng điều khiển tốc độ chụp như dòng Lumia, Find 7 của Oppo hay một sản phẩm thương hiệu Việt mới được giới thiệu là Mobiistar Prime 558,… Ngoài ra, nhiều người chơi còn khắc phục nhược điểm thời gian phơi sáng thấp, hoặc không phơi sáng bằng cách chụp nhiều ảnh liên tiếp, sau đó xử lý bằng phần mềm trên máy tính, hoặc trang bị filter để có thể phơi sáng lâu mà ảnh không cháy.

ẢNH PHẢN CHIẾU

Ảnh phản chiếu (Puddlegram) được nhiều người chụp ảnh điện thoại yêu thích bởi cách chụp và xử lý hậu kỳ đơn giản, có thể được thực hiện bởi bất kỳ smartphone nào hiện nay.

chup-anh-smartphone_07.04.15_5 chup-anh-smartphone_07.04.15_6 chup-anh-smartphone_07.04.15_7

Ảnh: Lưu Quý

Với thể loại ảnh này, người chụp cần tìm một khung cảnh có sự phản chiếu, chẳng hạn như những ngôi nhà ven hồ, hoặc một vũng nước trên đường sau cơn mưa, mặt kính,… Sau khi tìm được một góc nhìn ưng ý cho bức ảnh và bấm máy, người chụp cũng cần một chút hậu kỳ, chẳng hạn như tăng độ tương phản, độ sáng, màu sắc (có thể thực hiện với ứng dụng Snapseed trên điện thoại), để làm phần bóng nước được rõ nét hơn. Một vài người chơi thể loại này còn thích xoay ngược bức ảnh để có được khung cảnh lạ mắt.

HIỆU ỨNG ẢNH PHIM

Bất kỳ bức ảnh điện thoại nào cũng có thể trở nên ấn tượng hơn sau khi áp dụng các hiệu ứng ảnh phim.

Các bộ lọc màu thường mang đến màu sắc khác lạ và “ảo” hơn cho bức ảnh chụp từ điện thoại, nhưng việc sử dụng những bộ lọc màu phim còn mang đến cảm giác hoài cổ, lắng đọng cho người xem ảnh.

Trên smartphone, chúng ta có thể sử dụng một vài phần mềm như VSCO Cam, Camera 360 để tạo hiệu ứng này.

chup-anh-smartphone_07.04.15_8 chup-anh-smartphone_07.04.15_9

Một vài bức ảnh được áp dụng bộ lọc màu từ VSCO Cam. Ảnh: Lưu Quý

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT