Saturday, January 18, 2025
Trang chủNhiếp ảnhKinh nghiệm đắt giá để chụp ảnh đẹp về đêm

Kinh nghiệm đắt giá để chụp ảnh đẹp về đêm

Cảnh vật vào ban đêm luôn có sự hấp dẫn với bạn bởi vẻ đẹp huyền diệu của nó và bạn muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về cảnh vật đêm. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn có được những kinh nghiệm cần thiết khi chụp ảnh về đêm.

chup-anh-dem_09.01.16_1

Tiêu cự: 135 mm / Thông số f: 8.0 / Tốc độ màn trập: 5 giây / ISO: 400 / Cân bằng trắng: Tuỳ chỉnh (3600K / M5)

Chụp với chân máy

Chân máy là công cụ hiệu quả nhất để chụp những ảnh đẹp về cảnh đêm. Khi chụp trong điều kiện thiếu sáng như cảnh đêm, tốc độ chụp cần phải chậm lại để gia tăng lượng ánh sáng đi vào máy ảnh và độ nhạy sáng ISO sẽ trở nên cao hơn. Kết quả là, hình ảnh có khuynh hướng trở nên không rõ ràng vì máy ảnh rung lắc hoặc bị hạt mè do độ nhiễu tăng.

chup-anh-dem_09.01.16_2

Bức ảnh này được chụp với tốc độ 3,2 giây. Ở tốc độ chụp này, hình ảnh hoàn toàn bị nhòe mờ bất kể bạn cố gắng giữ cho cơ thể không bị rung đến mức nào

Nếu bạn giữ ổn định máy ảnh bằng chân máy, bạn có thể chụp được một bức ảnh rõ ràng, không nhòe mờ, thậm chí ở tốc độ chậm. Đồng thời, thiết đặt độ nhạy sáng ISO xuống giá trị thấp nhất có thể. Mặc dù thiết đặt này sẽ làm cho tốc độ chụp chậm hơn nhưng bạn không cần phải lo lắng đến vấn đề nhòe mời vì máy ảnh đã có chân máy giữ ổn định. Hơn nữa, độ nhạy sáng ISO thấp có thể giúp giảm nhiễu. Giá trị tối thiểu của độ nhạy sáng ISO khác nhau tùy vào mẫu máy nhưng bạn nên thiết đặt trong khoảng từ ISO100 đến ISO400.

Khi bạn dùng chân máy, hãy tắt chức năng chống rung SteadyShot để tránh làm cho máy trục trặc vì chồng chéo chức năng. Ngoài ra, việc máy ảnh bị rung lắc do bạn nhấn nút chụp cũng có thể khiến cho hình ảnh bị nhòe mờ. Để ngăn chặn hiện tượng nhòe mờ không mong muốn như vậy, hãy dùng đến thiết đặt hiệu quả là hẹn giờ 2 giây.

chup-anh-dem_09.01.16_3

Tiêu cự: 50 mm / Thông số f: 10 / Tốc độ màn trập: 5 giây / ISO: 200 / Cân bằng trắng: Ban ngày

Được chụp với chân máy, ảnh trên không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nhòe mờ. Với thời gian phơi sáng lâu, ánh sáng chiếu xuống mặt nước trông lung linh tuyệt đẹp, thậm chí còn lan rộng khắp mặt nước.

Bây giờ, nếu không có chân máy thì bạn cần làm gì? Nếu không có chân máy, hãy tựa người vào một bức tường hay cái cột ở gần hoặc đặt máy ở lan can hay bất kỳ một mặt phẳng nào đó để giữ cho máy ổn định, không rung lắc và giảm độ nhòe mờ của hình ảnh.

Nếu bạn không thể làm được những điều trên, bạn cần ưu tiên hàng đầu cho việc sử dụng tốc độ chụp nhanh để giảm thiểu sự rung lắc máy ảnh. Nếu hiện tượng nhòe mờ xảy ra khi chụp với tốc độ do máy tự động thiết đặt, hãy tăng độ nhạy sáng ISO bằng tay. Giá trị tối đa sẵn dùng của độ nhạy sáng ISO khác nhau tuỳ theo mẫu máy. Vì độ nhạy sáng ISO được tăng lên đến ISO6400, 12800 và cao hơn nữa nên tốc độ màn trập sẽ nhanh hơn và hình ảnh ít bị nhòe mờ hơn. Tuy nhiên, ảnh có thể sẽ bị nhiễu và mất chi tiết.

chup-anh-dem_09.01.16_4

Tiêu cự: 24 mm / Thông số f: 2.8 / Tốc độ màn trập: 1/40 giây / ISO: 3200 / Cân bằng trắng: Cân bằng trắng tự động (AWB)

chup-anh-dem_09.01.16_5

Bức ảnh này được chụp với ISO3200. Bằng cách giữ cho tốc độ chụp nhanh hơn, người chụp đã thành công trong việc ngăn không cho ảnh bị nhòe mờ. Tuy nhiên, nếu bạn kiểm tra ảnh được phóng lớn, bạn có thể thấy hình ảnh hơi bị hạt mè do nhiễu hơn so với ảnh chụp với giá trị nhạy sáng ISO thấp. Tương tự, nếu kiểm tra độ phân giải ở mức chi tiết và độ mịn của mặt nước, bức ảnh được chụp với chân máy trông ổn hơn bức ảnh này.

Nếu độ nhiễu lớn đến mức có thể nhìn thấy được như trong trường hợp này thì chế độ “Giữ máy bằng tay chụp cảnh chạng vạng (Hand-held Twilight)” trong Chọn cảnh (chế độ chụp) rất hiệu quả. Ở chế độ chụp này, có tất cả 6 ảnh được chụp liên tục bởi một lần nhấn nút chụp và cả 6 ảnh đều được kết hợp chính xác cao trong quá trình xử lý nhiễu. Quá trình này cho phép bạn chụp cảnh đêm với độ nhiễu giảm so với ảnh chụp đơn lẻ từng tấm thông thường. Tuy nhiên, vì chế độ “Giữ máy bằng tay chụp cảnh chạng vạng (Hand-held Twilight)” trong Chọn cảnh là một trong những chế độ chụp tự động nên bạn không thể thay đổi thiết đặt màu sắc và độ sáng tối như trình bày ở phần bài viết tiếp theo.

Chỉnh độ sáng tối và màu sắc

Nếu bạn đã tìm hiểu về cách chụp để không bị nhòe mờ, hãy chỉnh độ sáng tối và màu sắc dựa trên hình ảnh của bạn.

Bạn có thể chỉnh độ sáng tối bằng tính năng bù phơi sáng. Mắt người nhận diện bầu trời đêm là “tối” và ánh sáng của các toà nhà hay đèn hoa là “sáng”. Tuy nhiên, máy ảnh cố gắng tái hiện tất cả các cảnh vật với độ sáng tiêu chuẩn như nhau, bất kể cảnh đó là sáng hay tối. Vì vậy, khi chụp cảnh đêm, những phần tối như bầu trời đêm và những phần sáng như ánh sáng phát ra từ các toà nhà được phối hợp với nhau, độ phơi sáng do máy ảnh xác định có thể sẽ không tái hiện đúng mức độ sáng tối mà mắt người cảm nhận được. Điều này khiến cho bạn khó đạt được kết quả mong muốn khi chụp cảnh đêm, chẳng hạn như hiện tượng bầu trời đêm bị phơi màu trắng xoá hoặc đèn đường bị nhạt bớt màu.

Ngoài ra, độ sáng tối của bức ảnh còn bị ảnh hưởng bởi bản thân thiết đặt của máy ảnh, chẳng hạn như Kiểu sáng tạo. Trước hết, hãy thử chụp mà không bù phơi sáng và điều chỉnh độ phơi sáng để kiểm tra kết quả.

chup-anh-dem_09.01.16_6

Tiêu cự: 120 mm / Thông số f: 6.3 / Cân bằng trắng: Huỳnh quang: Trắng ấm (-1) Độ bão hoà: +3 / Bù phơi sáng: 0

chup-anh-dem_09.01.16_7

Tiêu cự: 120 mm / Thông số f: 6.3 / Cân bằng trắng: Huỳnh quang: Trắng ấm (-1) Độ bão hoà: +3 / Bù sáng: +0,7

Không dùng tính năng bù sáng, bức ảnh này trở nên bị thiếu sáng vì ánh đèn đường quá mạnh. Toà nhà chọc trời phía sau khối nhà trở nên tối đen. Bằng cách thiết đặt độ phơi sáng ở giá trị +0.7, bức ảnh này đã được tái hiện với độ sáng phù hợp.

Bây giờ, hãy chuyển sang chỉnh màu. Bạn có thể dùng tính năng cân bằng trắng để điều chỉnh tông màu tổng thể. Cân bằng trắng tự động [AWB], tính năng mà ở đó máy ảnh tự động quyết định tong màu, có thể tái hiện màu sắc thật một cách trung thực. Tuy nhiên, khi chụp cảnh đêm của một thành phố, nếu bạn chọn thiết đặt [Huỳnh quang: Trắng ấm] thì ảnh sẽ có tông màu hơi ngả xanh dương, thích hợp hơn cho việc diễn tả đặc điểm của ánh sáng nhân tạo. Ngoài ra, ánh sáng mạnh như tòa nhà hay đèn hoa ở đô thị có khuynh hướng trở nên hơi trắng khi đưa vào trong hình và màu sắc của những chủ thể này trông không sống động như bạn mong muốn. Trong trường hợp như vậy, hãy chỉnh độ bão hoà sang phía dấu + của thiết đặt tuỳ chọn trong Kiểu sáng tạo để ánh sáng sống động, rực rỡ hơn.

chup-anh-dem_09.01.16_8

Tiêu cự: 16 mm / Thông số f: 6.3 / Tốc độ màn trập: 13 giây / ISO: 200 / Cân bằng trắng: AWB

chup-anh-dem_09.01.16_9

Tiêu cự: 16 mm / Thông số f: 6.3 / Tốc độ màn trập: 13 giây / ISO: 200 / Cân bằng trắng: Huỳnh quang: Trắng ấm (-1) Độ bão hoà+3

Thông qua việc điều chỉnh các thông số như vậy, bạn có thể chụp được những bức ảnh về cảnh đêm truyền tải được không khí sôi động ấn tượng mà bạn cảm nhận được khi đứng trước khung cảnh ngoài thực tế. Cũng giống như các cảnh khác, tông màu tốt nhất đối với cảnh đêm là khác nhau tuỳ theo sở thích và ý đồ của bạn. Hãy tận dụng triệt kể các tính năng điều chỉnh như bù phơi sáng, cân bằng trắng và Kiểu sáng tạo để tìm ra bức ảnh ưng ý.

Ống kính có tiêu cự cố định thuận tiện

Với thông số f nhỏ (khẩu độ tối đa nhanh), ống kính tiêu cự cố định cho phép một lượng lớn ánh sáng đi vào máy ảnh. Vì vậy, bạn có thể chụp cảnh đêm với độ mờ nhòe và độ nhiễu giảm, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Tương tự, bạn cũng có thể chụp chân dung và ảnh chụp nhanh với hậu cảnh nhòe mờ mạnh.

chup-anh-dem_09.01.16_10

Tiêu cự: 50 mm / Thông số f: 2.0 / Tốc độ màn trập: 1/640 giây / Bù phơi sáng: -1

chup-anh-dem_09.01.16_11Tiêu cự: 50 mm / Thông số f: 1.8 / Tốc độ mà trập: 1/80 giây / Bù sáng: -0.7

Theo Designs

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT