Việc đo sáng (metering) là để đưa giá trị khẩu độ, tốc độ “phù hợp” với điều kiện ánh sáng và ý đồ của người chụp. Matrix, Center-weight và Spot là 3 cách thức đo sáng tự động khác nhau của máy ảnh. Do đó, 3 cách thức này chỉ có tác dụng khi máy ảnh thiết lập ở các chế độ đo sáng tự động toàn phần (full auto) như Auto, P hoặc bán phần (semi auto) như Av, Tv.
Bỏ qua các chế độ chụp full Auto như Auto, P vì việc đưa ra các giá trị khẩu độ/tốc độ hoàn toàn do máy quyết định. Đối với 2 chế độ Av, Tv, tức có sự can thiệp của ý đồ người chụp khi chủ động chọn 1 thông số (khẩu độ hoặc tốc độ) thì thông số còn lại (tốc độ hoặc khẩu độ) sẽ do máy quyết định dùm. Tất nhiên, khi chụp ở chế độ M – người chụp tự mình quyết định cả khẩu độ và tốc độ thì coi như hệ thống đo sáng k0 còn ý nghĩa nữa mà chỉ có tác dụng tham chiếu mà thôi. Quay trở lại chế độ semi-auto, khi người chụp “nhờ” máy quyết định yếu tốc còn lại (khẩu độ/tốc độ) thì việc chọn cách thức đo sáng khác nhau thì máy sẽ có thể cho ra các giá trị khác nhau.
1. Evaluative/Matrix metering
Nguyên lý đo là chia khuôn hình thành nhiều vùng, đo giá trị ánh sáng phản xạ của từng vùng rồi dùng thuật toán để đưa ra một giá trị phơi sáng (tức khẩu độ hoặc tốc độ) hợp lý.
Ví dụ như máy Canon sẽ chia làm 35 vùng. Ngang: 7, dọc: 5
Evaluative/Matrix metering
2. Center-weight metering
Nguyên lý đo cũng là dựa trên toàn khuôn hình nhưng ưu tiên vùng trung tâm. Thuật toán sẽ “lưu ý” đến các giá trị ở vùng trung tâm của ảnh khi tính toán các giá trị phơi sáng.
Center-weight metering
3. Partial/Spot metering
Hệ thống đo sáng chỉ thu thập thông tin từ một vùng nhỏ để tính toán giá trị phơi sáng. Diện tích vùng này dao động từ 9.5% đến 1% diện tích khuôn hình tùy thuộc vào các máy khác nhau.
Dưới đây là các metering symbols trên 2 loại máy phổ biến nhất, cột bên trái là Canon và bên phải là Nikon.
Từ trên xuống dưới lần lượt là :
– Evaluative/Matrix metering
– Center weight metering
– Partial/Spot metering
Việc chọn cách thức đo sáng nào tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng của khuôn hình, tính chất phản xạ ánh sáng của đối tượng và kinh nghiệm của người chụp.
Nếu đk ánh sáng và tính chất phản xạ ánh sáng của đối tượng tương đối đồng đều thì có thể cả 3 cách thức trên đều cho 1 kết quả như nhau hoặc chênh lệch không đáng kể.
Tuy nhiên, cả 3 cách thức trên đều k0 có cái nào có khả năng cho kết quả chính xác 100% cả vì chỉ khác nhau chủ yếu ở cách thức chọn khu vực đo sáng từ rộng (matrix) đến hẹp (spot) mà vẫn có chung 1 nguyên lý là đo lượng sáng phản xạ từ đối tượng theo chuẩn 18% gray. Trong khi tính chất phản xạ của các đối tượng rất đa dạng, từ vài % đến nhiều chục % ;).
Do đó, để chụp đúng sáng là sự kết hợp giữa khả năng đo sáng chính xác của máy ảnh theo chuẩn 18% gray cộng với kinh nghiệm bù trừ sáng của người chụp.
Chúng ta thường thấy trong nhiều forum (cả ta lẫn tây) khi nói về đo sáng, mọi người thường quan tâm đến các mode đo sáng trong camera như matrix, center weight, partial/spot và thắc mắc khi nào dùng mode nào cho hợp lý. Câu trả lời cho vấn đề này thường rất khó kiểm chứng. Đặc biệt khi sử dụng máy digital, việc thấy rõ kết quả ngay sau khi chụp giúp ta nhanh chóng điều chỉnh thông số (nếu cần) để khắc phục hậu quả. Ảnh sau khi chụp cũng thường chạy qua các thao tác Level, Bright/contrast, Curve… để nhấn nhá và kết quả cũng rất khả quan.
Hệ thống đo sáng tự động của máy ảnh (build in metering) ngày nay hoạt động khá hiệu quả. Nhưng để gọi là cho kết quả chính xác hoàn toàn trong mọi trường hợp thì KHÔNG BAO GIỜ! Có một câu chuyện vui về hệ thống đo sáng tự động của SLR camera mà em cũng k0 rõ là thật hay đùa:
15 tay máy sử dụng các loại SLR khác nhau (Ni, Ca, Pen, Min…) cùng chụp một đối tượng như nhau. Mode chụp thống nhất là ưu tiên tốc độ ở 1/125s, ISO 100. Mode đo sáng tự chọn theo thói quen và đặc thù của máy.
Và đây là kết quả auto exposure của mỗi người.
..trong khi right exposure là ISO 100, 1/125s, f/16 : k0 có máy nào cho kết quả đúng cả!
Trong một chừng mực nào đó, những bức ảnh thiếu sáng, dư sáng có thể tạo hiệu ứng tốt. Nhưng thực sự là nếu k0 hiểu rõ về nguyên lý đo sáng của camera, cá nhân em cảm thấy mất đi một phần lớn cái thú vị trong NA.
Phần lớn các sự vật đều không thể tự phát sáng, trừ mặt trời, bóng đèn, ngọn lửa…Mắt chúng ta, cũng như camera (film/sensor) nhìn thấy sự vật là do bắt được ánh sáng phản xạ từ vật đó khi được chiếu bởi những nguồn sáng trên. Do đó, lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng; trong đó, tính chất (i) rất quan trọng vì nó có tính cố định đối với một sự vật cụ thể. Từ tính chất này, Ansel Adam (1902-1984) đã đưa ra một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, đó là:
1. Zone system
Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Tuy nhiên Ansel Adam đã nhóm lại thành 10 mức khác nhau, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system.
(Note: Trong biểu đồ này, họ k0 tính Zone 0 – pure black.)
Mỗi zone có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp đôi zone kế trước đó. Ví dụ zone 5 có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần zone 4 và bằng 1/2 so với zone 6.
Về mặt giá trị thì zone 5 có khả năng phản xạ 18% lượng ánh chiếu tới nó. Có nghĩa là giả sử nguồn sáng chiếu tới zone 5 có cường độ là 100 thì zone 5 hấp thụ 82 và chỉ phản xạ 18, chính vì thế mà nó có màu xám (grey). Thực sự thì con số 18% này đối với chúng ta không quan trọng lắm. Nó chỉ có ý nghĩa đối với những nhà sản xuất camera, film.
Trong một khuôn hình nhiều đối tượng có tính chất phản xạ khác nhau và tất cả các đối tượng đều nhận được cường độ sáng như nhau, nếu 1 đối tượng được phơi sáng đúng thì tất cả các đối tượng khác cũng được phơi sáng đúng. Ảnh chụp đúng sáng
Trong điều kiện giới hạn của mắt người cũng như film/sensor, ta khó hoặc k0 thể phân biệt được chi tiết trong các vùng quá tối, hoặc quá sáng. Và đại bộ phận các vật nhìn rõ được bằng mắt thường có tính chất phản xạ từ zone 3 đến zone 7. Zone 5 nằm chính giữa khu vực đó và tỷ lệ các vật có tính chất phản xạ thuộc zone 5 cũng nhiều. Do đó zone 5 được lấy làm chuẩn cho hệ thống đo sáng của máy ảnh. Chúng ta có khái niệm 18% grey, hay midle grey.
2. “Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey”
Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ?
Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó là lượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !
Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)
Đối với camera, nó luôn tự cho là mình “đúng”. Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng không thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. “Tư duy” của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: “lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng”
Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên.
Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100
– Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18
–> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ)
– Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36
–> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5.
Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200
– Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36
–> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám.
Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu – tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà
Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100!
Do đó, nó không thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là “camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray” nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 .
Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó.
Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng.
Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động – EV.
3. Kết luận
Để chụp đúng sáng là sự kết hợp giữa khả năng đo sáng chính xác của máy ảnh theo chuẩn 18% grey cộng với kinh nghiệm bù trừ sáng của người chụp.
Chúng ta tạm mặc định là máy ảnh đã được chế tạo chuẩn theo tone 18% grey. Mà thực tế thì rất chuẩn vì cái giá trị này cố định, chẳng có gì khó đối với nhà sản xuất cả.
Vậy thì, nếu có chụp sai sáng, ta k0 nên vội vàng đổ lỗi cho camera. Lỗi phần lớn là do photographer k0 rõ mình đang sử dụng mode đo sáng nào. Nhất là đo sáng điểm (spot). K0 biết mình đang đo sáng vào vật thể thuộc zone nào để bù trừ sáng cho đúng.
Chính vì thế, ở bên kia em thấy bác kakalot nói rất đúng là một trong những bài học đầu tiên trong NA là luyện khả năng nhận biết zone 5.
4. Một vài áp dụng lý thuyết
Nếu trong khuôn hình có đối tượng thuộc zone 5 và đối tượng này cũng được chiếu từ nguồn sáng tương đương với subject (điều này rất quan trọng) thì ta cứ đo sáng vào thẳng đối tượng đó, và dùng chính thông số do camera cung cấp để chụp. Ví dụ:
Vùng có giá trị +0 chính là zone 5
Trong trường hợp trong khuôn hình không có đối tượng nào thuộc zone 5 thì có 2 cách:
– Cách 1: kiếm một miếng grey card (có bán sẵn ở các photo store) đặt cạnh đối tượng chụp sao cho grey card cũng được nhận ánh sáng cùng hướng với subject. Đo sáng vào grey card, lock EV , khuôn hình lại và chụp.
– Cách 2: dành cho những người nhiều kinh nghiệm. Tức là nếu k0 có zone 5 thì họ cũng biết được những đối tượng khác trong hình thuộc zone nào để chủ động đo sáng vào đó rồi bù trừ sáng hợp lý. Ví dụ:
Đo sáng vào lòng bàn tay cũng là cách thường được áp dụng trong thực tế, nhất là vào thời kỳ metering build in còn lạc hậu. Đó cũng là sự “biến tướng” của cách 1 & 2 với điều kiện phải đảm bảo (i) biết rõ tay mình thuộc zone nào, (ii) khi đo, tay phải nhận cùng một lượng ánh sáng như subject.
Những ví dụ minh họa trên cho thấy việc áp dụng đo sáng hầu hết với mode đo sáng điểm spot hay partial. Nếu có khả năng nắm vững zone system thì spot metering là rất hiệu quả vì vùng đo sáng rất hẹp. Nhưng nó sẽ là con dao 2 lưỡi nếu photographer k0 nhận dạng được zone system đang nằm trong vùng ngắm của spot ! Đó là lý do spot metering thường được trang bị cho các máy prof khi nhà sản xuất giả định người dùng nó có kinh nghiệm đo sáng. Điều đó k0 có nghĩa là nếu máy của bạn có spot metering thì bạn là người có kinh nghiệm nhé. Nếu chưa nắm vững zone system thì nên dùng partial, center weight hay matrix. Rủi rõ sẽ ít hơn