Sunday, January 19, 2025
Trang chủNhiếp ảnhMẹo chụp ảnh phong cảnh sắc nét

Mẹo chụp ảnh phong cảnh sắc nét

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của chụp ảnh phong cảnh là đảm bảo rằng các thành phần quan trọng của bức ảnh đều nằm trong vùng nét. Đôi khi, bạn phải lấy nét cả những vật thể chỉ cách bạn vài mét và cả những vật thể cách bạn vài… km.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_1

Do đó, bạn cần phải đảm bảo chắc chắn rằng DOF (độ sâu trường ảnh) của bạn đủ lớn để thu lại các chi tiết cần thiết đủ sắc nét trên bức ảnh.

Khi bạn lấy nét trên một điểm trong khung hình của mình, thực tế là bạn đang lấy nét trên một mặt phẳng song song với cảm biến của máy – hãy gọi mặt phẳng này là “mặt phẳng nét”. Về mặt lý thuyết, tất cả những vật thể nằm trước hoặc sau mặt phẳng này đều không nằm trong vùng nét hết mức có thể. Tuy vậy, trong bức ảnh sẽ có một vùng quanh mặt phẳng nét, trong đó các vật thể đủ nét đối với mắt người. Do đó, bài toán mà bạn cần giải quyết là xác định mặt phẳng song song với cảm biến sẽ cho độ nét cao nhất, cũng như 2 giới hạn nằm trước và sau của mặt phẳng nét này. Nói cách khác, bạn cần xác định vị trí, ranh giới gần và xa của DOF.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_2

Ví dụ cho thấy DOF với tiêu cự, khẩu độ và điểm lấy nét được xác định. 1/3 của DOF sẽ nằm ở phía trước mặt phẳng nét, trong khi 2/3 còn lại nằm ở sau mặt phẳng nét.

Trong biểu đồ phía trên, DOF không đủ lớn để thu lại toàn bộ cánh rừng trong khoảng nét, và do đó các ngọn cây ở phía sau sẽ nằm ngoài vùng nét. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh để mở rộng hoặc thu nhỏ DOF thông qua 3 yếu tố: tiêu cự, khẩu độ và khoảng cách tới điểm lấy nét.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ không bàn tới yếu tố kích cỡ cảm biến, bởi kích cỡ cảm biến là yếu tố mà bạn lựa chọn khi mua máy ảnh và sau đó sẽ không thể thay đổi (trừ khi bạn đổi máy). Tuy vậy, cần phải chỉ rõ rằng cảm biến máy ảnh càng lớn thì DOF sẽ càng nhỏ và các mẫu máy ảnh khác nhau sẽ có khoảng DOF khác nhau.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_3

Ba yếu tố gồm tiêu cự, khẩu độ và khoảng cách tới điểm lấy nét sẽ ảnh hưởng tới DOF như sau:

– Tiêu cự: Thông thường, bạn sẽ lựa chọn tiêu cự khi phối cảnh. Khi bạn thay đổi tiêu cự, bạn sẽ thay đổi trường nhìn. Do đó, sẽ có ít người thay đổi tiêu cự chỉ để thay đổi DOF. Tuy vậy, tiêu cự vẫn sẽ ảnh hưởng tới DOF. Khi chụp ở góc rộng (tiêu cự nhỏ), bạn sẽ có DOF lớn hơn là khi chụp tele (tiêu cự lớn).

– Khẩu độ: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới DOF là khẩu độ. Khi chụp ở khẩu độ nhỏ (tương ứng với số f lớn), bạn sẽ có DOF lớn hơn. Ngược lại, với khẩu độ lớn (số f nhỏ), bạn sẽ có DOF nhỏ. Bạn nên lựa chọn một khẩu độ nhỏ (số f lớn) vừa phải nhằm tránh hiện tượng nhiễu thường xuyên xảy ra trên khẩu độ nhỏ.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_4

Hiện tượng nhiễu khiến các chi tiết không được sắc nét ở các khẩu độ nhỏ (số f lớn)

– Khoảng cách tới điểm lấy nét: Bên cạnh tiêu cự và khẩu độ, lựa chọn vị trí đặt mặt phẳng nét sẽ ảnh hưởng tới vị trí cuối cùng của DOF. Khoảng cách từ điểm lấy nét tới máy ảnh càng lớn thì DOF sẽ càng lớn. Do đó, khi đã chọn tiêu cự, bạn cần kết hợp giữa khẩu độ và khoảng cách tới điểm lấy nét để tạo ra mức DOF phù hợp.

Khoảng cách siêu lấy nét

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_5

Một trong những cách để đảm bảo rằng toàn bộ khung hình đều nằm trong vùng nét (các chi tiết có mức sắc nét vừa phải) là đảm bảo rằng DOF bao trùm từ vùng phía trước của khung hình tới vô cực. Để đạt được điều này, bạn sẽ lấy nét tại đúng “khoảng cách siêu lấy nét” (“hyperfocal distance”): Với mỗi tiêu cự và khẩu độ xác định, bạn có thể lựa chọn được một điểm lấy nét sao cho toàn bộ khung hình đều nằm trong DOF.

Do đó, bằng cách lựa chọn khẩu độ chính xác và di chuyển điểm lấy nét tới một khoảng cách nào đó sẽ giúp cho toàn bộ khung hình nằm trong vùng nét. Khi đã lấy nét vào đúng khoảng cách siêu lấy nét, bạn cần phải chú ý rằng mức giới hạn ở gần của DOF sẽ nằm ở vị trí cách bạn một khoảng bằng 1/2 khoảng siêu lấy nét.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_6

Việc tính toán ra khoảng cách siêu lấy nét không phải là đơn giản, do đó bạn có thể sử dụng các công cụ phụ trợ trên trang web hoặc ứng dụng di động (iOS và Android). Tuy vậy, sau một thời gian bạn sẽ học được cách tự xác định khoảng siêu lấy nét.

Chọn khẩu độ

Bất kể là bạn chọn điểm lấy nét (hay nói cách khác là chọn mặt phẳng lấy nét) ở đâu, 1/3 của DOF cũng sẽ nằm trước mặt phẳng lấy nét và 2/3 nằm sau mặt phẳng lấy nét. Do đó, một cách dễ dàng để đưa cả khung hình vào vùng nét là chọn khẩu độ nhỏ, ví dụ như f22 hoặc f18 rồi chọn điểm lấy nét vào đúng điểm nằm cách máy ảnh đúng 1/3 khoảng cách từ máy ảnh tới điểm xa nhất của khung hình.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_7

Đây không phải là một cách thực hiện sai, và thông thường bạn sẽ đạt được mức DOF vừa đủ. Tuy vậy, trong một số trường hợp nếu chọn khẩu độ nhỏ như vậy bạn có thể sẽ tạo ra các bức ảnh không đủ sắc nét như mong muốn (do nhiễu), và do đó việc lấy nét ở vô cực sẽ trở nên vô nghĩa.

Ví dụ, bức ảnh ở bên phải được chụp ở f8 và bức ảnh bên trái được chụp ở f16:

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_8

Khi thu nhỏ, bạn sẽ thấy cả 2 bức ảnh đều đủ nét ở mức chấp nhận được. Tuy vậy, do mẫu vật chính trong bức ảnh là các cành lá bị đóng băng, khi zoom 100% như hình dưới đây thì bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh f8 có độ nét tốt hơn hẳn bức ảnh chụp tại f16. Cả 2 bức ảnh đều có DOF đạt tới vô cực.

chup-phong-canh-sac-net_21.10.14_9

Vấn đề nhiễu sẽ xảy ra trên tất cả các ống kính khi bạn chọn khẩu độ quá nhỏ, đặc biệt là trên các vùng cạnh của ảnh và trên các loại ống kính giá thấp. Thông thường, khẩu độ “chuẩn” sẽ nằm từ f8 đến f11. Do đó, việc lựa chọn khẩu độ phù hợp để tránh nhiễu sẽ là cực kì quan trọng trong nhiếp ảnh.

Theo Digital Photography School

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT