Mẹ ăn quá nhiều những thực phẩm dưới đây có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Khi mang thai, người mẹ có thể rất khỏe mạnh nhưng lại sinh ra những đứa con dị tật. Họ ngày đêm thắc mắc nguyên nhân là do đâu? Dị tật ở thai nhi có rất nhiều nguyên nhân có thể do di truyền, môi trường sống… Các nhà khoa học cũng đã khẳng định, chính thực ăn mà mẹ bổ sung hàng ngày trong thời gian mang thai cũng có thể khiến thai nhi bị “quái thai”.
Chính vì vậy việc chọn lựa thực phẩm để bổ sung trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu đừng quá chủ quan ăn tất cả những gì mình muốn mà cần quan tâm đến sự an toàn của trẻ. Mẹ cần biết rằng tiêu chuẩn sức khỏe của người lớn và thai nhi là khác nhau. Một số loại thực phẩm chúng ăn thì không sao nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của bé trong bụng.
Sức khỏe của con trẻ là sự quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ. Vì vậy muốn sinh ra được những đứa con lành lặn, trong thời gian mang thai, mẹ nên tránh những thực phẩm sau:
Thực phẩm có tính axit
Quan niệm dân gian thường cho rằng những thực phẩm có tính axit (đồ chua) là rất tốt cho thai phụ ốm nghén để giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn. Tuy nhiên, thực tế không phải ăn nhiều đồ chua là tốt cho thai kỳ. Nếu mẹ buồn nôn, cảm giác thèm ăn chua thì cũng nên ăn ở một mức độ vừa phải nhé.
Dù có bị ốm nghén, bạn cũng nên giảm hoặc ngừng ăn đồ chua trong thời gian mang bầu
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ làm thay đổi dịch trong cơ thể tạo ra hiện tượng axit hóa, làm thúc đẩy mức độ catecholamine trong máu tăng lên. Hiện tượng này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tạo cảm giác tiêu cực trong thai kỳ. Chính cảm xúc tiêu cực này sẽ làm kích thích tố và các chất độc hại tiết ra nhiều hơn trong cơ thể mẹ. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng hở hàm ếch, hở môi và rất nhiều biến dạng khác ở thai nhi.
Thực phẩm có chứa toxoplasma
Nhiễm trùng Toxoplasma là bệnh nhiễm trùng cấp tính sớm trong thai kỳ có thể gây tràn dịch não, đầu nhỏ, vôi hóa não ở thai nhi. Căn bệnh này cùng có thể khiến mẹ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ sơ sinh bị co giật, liệt, rối loạn tâm thần và nguy cơ tử vong lên đến 72%.
Hầu như tất cả thịt các loại động vật có vú và các loại chim như lợn, cừu, bò, thỏ, gà, vịt, ngan, ngỗng… đều có thế nhiễm khuẩn Toxoplasma. Các nguồn thực phẩm chính nhiễm bệnh là thịt từ các loại động vật trên không được nấu chín, đồ tái, sống… Vì vậy, để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn Toxoplasma, mẹ bầu cần đảm bảo nấu chín tất cả các món ăn trước khi “nạp” vào cơ thể.
Gan động vật
Các nhà nghiên cứu của Phần Lan và Hoa Kỳ đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về tác động của gan động vật với sức khỏe thai kỳ. Ngày nay, để vỗ béo cho gia súc, người ta thường cho động vật ăn nhiều quá mức và đương nhiên gan sẽ bị tích lũy một lượng lớn vitamin A.
Phụ nữ mang thai ăn nhiều gan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ
Phụ nữ mang thai ăn nhiều gan sẽ khiến một lượng không nhỏ vitamin A thâm nhập vào cơ thể và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây quái thai. Bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của mắt, xương, máu, da, hệ thống thần kinh trung ương, gan, hệ thống sinh sản, hệ thống tiết niệu… của thai nhi.
Cá ngừ
Nhóm các nhà khoa học môi trường Mỹ đã tìm thấy 7 loại hải sản trong đó có cá ngừ chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn mà phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi ăn bởi chúng có thể gây quái thai. Các bác sĩ Hồng Kông cũng cho hay, thai nhi trong bụng mẹ hấp thụ quá nhiều lượng thủy ngân cho phép có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trong tương lai, đặc biệt khiến trẻ nhận thức kém trong học tập và chậm phát triển các kỹ năng khác.
Cá ngừ chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn mà phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi ăn
Vì vậy, mẹ bầu nên giảm việc tiêu thụ cá ngừ đóng hộp, cá tuyết, cá minh thái… bởi những loại thực phẩm này có chứa lượng thủy ngân vượt mức cho phép với phụ nữ mang thai.